Cỏ đuôi phụng

Giới thiệu chung

Đuôi phụng (Leptochloa chinensis (L.) Nees, còn gọi là cỏ lông công, cỏ đuôi phượng, cỏ Mảnh hòa Trung Quốc… thuộc họ hòa bản (Poaceae), được coi là loài cỏ dại nguy hiểm cho ruộng lúa ở nước ta, đặc biệt là ở những vùng, những vụ thường thiếu nước ở đầu vụ. Nếu không phòng trừ kịp thời, chúng có thể gây thất thu năng suất nghiêm trọng không thua kém cỏ lồng vực.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, cỏ đuôi phụng còn là ký chủ phụ và là nơi trú ngụ, tích lũy của nhiều loại sâu, bệnh, chuột, OBV…từ đó lây lan ra phá hại lúa, gây tốm kém rất nhiều cho công tác phòng trừ. 

1.1 Nhận dạng 

Đuôi phụng là loại cỏ hàng năm, mọc khỏe, thân bụi, phân nhánh từ gốc,  có thể cao đến 1m. Thân thon, thẳng đứng hoặc mọc ra từ cành gốc, mềm. Lá thẳng dài (10-20cm), rộng (0,3-1cm), láng, dẹt, nhọn, mỏng, mặt trên nhám, lá thìa dài 1-2mm.

Phát hoa có lông hình trứng hẹp, trục chính dài (10-40cm), phân nhiều cành (cành đơn dài 5-15cm). Gié phụ không có cuống phụ, mỗi gié phụ mang 3-7 hoa màu xanh nhạt hoặc hơi đỏ.

Sinh sản hữu tính (bằng hạt) là chính, cũng có thể sinh sản vô tính (bằng các đoạn đứt của thân rễ).

1.2 Phát sinh gây hại

Đuôi phụng là cỏ ưa thích nơi đất ẩm, nhiều ánh sáng, giầu đạm nên loài cỏ này thường phát triển nhiều trong ruộng lúa (đôi khi cũng có mặt ở những chỗ ẫm trên ruộng cây trồng cạn). Tuy nhiên, hạt cỏ đuôi phụng khó nẩy mầm trong điều kiện bị ngập nước, nên chúng ít hoặc không xuất hiện ở những chỗ đất bị ngập nước liên tuc. 

Đất ẩm là điều kiện thuận lợi cho hạt cỏ này nẩy mầm, vì thế những chỗ đất cao trong ruộng lúa, những ruộng lúa sạ (phải cạn nước vài ngày sau sạ) thường là những ruộng bị đuôi phụng gây hại nhiều hơn những ruộng khác. Những vụ lúa không chủ động nước, vụ lúa bị thiếu nước ở đầu vụ, hoặc phải sạ chay (vụ hè thu, vụ xuân hè ở Nam bộ…), những vùng cao (trung du, miền núi), nơi đất cao… khó giữ nước, cũng thường là những vụ, những vùng bị cỏ đuôi phụng gây hại nhiều hơn. 

Đuôi phụng là loài cỏ có khả năng sinh trưởng mạnh, “phàm ăn” nên chúng cạnh tranh với cây lúa rất mạnh về dinh dưỡng, nước và ánh sáng, dễ gây thất thu rất lớn cho năng suất lúa.

Đuôi phụng có khả năng đẻ nhánh mạnh, trỗ hoa quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn so với lúa, nên hạt cỏ chín trước lúa và rụng trở lại ruộng trước khi lúa được thu hoạch. Từ một cây cỏ ở đầu vụ lúa, đến cuối vụ có khả năng sinh sản hàng trăm hạt nên tốc độ tích lũy của chúng rất nhanh. Nếu không phòng trừ tốt, chỉ vài vụ là đuôi phụng có thể mọc dày đặc trên ruộng, rất khó khăn cho công tác phòng trừ sau này.

Để hạn chế tác hại của cỏ đuôi phụng, phải áp dụng kết hợp một cách đồng bộ và hợp lý những biện pháp trong Quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp. Sau đây là một số biện pháp chính.

Biện pháp canh tác

Phải dọn sạch cỏ trên ruộng và xung quanh bờ trước khi làm đất.

Phải san bằng mặt ruộng, đảm bảo mực nước đồng đều trên toàn ruộng, giúp khống chế hạt cỏ nẩy mầm.

Cày bừa kỹ để chôn vùi hạt cỏ xuống tầng đất sâu.

Phải sàng sẩy kỹ hạt giống trước khi ngâm ủ để loại bỏ hạt cỏ.

Những vùng thường bị đuôi phụng gây hại nhiều, nên áp dụng cách cấy,  để dùng nước khống chế hạt cỏ nẩy mầm. 

Nếu là sạ, nên áp dụng cách sạ hàng (gieo vãi) để dễ phát hiện và nhổ cỏ. 

Tuyệt đối không để ruộng bị thiếu nước, đặc biệt là ở đầu vụ, cần giữ mực nước hợp lý (tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa) để khống chế hạt cỏ nẩy mầm.

Phân hữu cơ bón cho ruộng lúa phải được ủ kỹ để diệt hết hạt cỏ.

Tổ chức tỉa dặm, nhổ cỏ sớm, sau sạ, cấy khoảng 20 ngày.

Cắt bông kịp thời (trước khi hạt cỏ chín rụng xuống tồn trữ trong đất).

Nếu làm tốt những biện pháp trên đây, còn có tác dụng hạn chế rất tốt những loài cỏ khác thuộc họ hòa bản và họ chác lác.

Ngoài những biện pháp trên thì việc dùng thuốc diệt cỏ là biện pháp không thể thiếu được, đôi khi mang tính chất quyết định.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)