Giả sương mai

Giới thiệu chung

1. Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Ban đầu có những vết bệnh nhỏ màu úa vàng không có hình dạng nhất định ở mặt trên của lá. Vào buổi sáng sớm khi lá cây vẫn còn ẩm bởi sương đêm thì vết bệnh trông như những vết nhưng dầu loang. Sau đó chuyển sang mầu vàng nâu (H1, H2).       
Khi phát triển lên thì vết bệnh bị khô sau 10-14 ngày. Lúc này chúng có màu nâu đen, lá ở đó giòn, dễ bị gẫy vụn. Những vết bệnh ở mép lá làm cho cho lá bị uốn cong. Điều kiện ngoại cảnh thích hợp làm vết bệnh lan rộng và liên kết với nhau (H3, H4).  

Bên dưới vết bệnh xuất hiện lớp lông tơ, mọc xoắn lại với nhau. Đây là lớp nấm màu xám, thường xuất hiện vào buổi sáng sớm và biến mất sau khi mặt trời mọc. Lớp nấm này mọc giữa các gân lá. Đó chính là các cành bào tử, trên đó có đính các bào tử túi. Màu sắc của các vết bệnh này lúc đầu có màu vàng nhạt.  Sau chuyển sang vàng nâu và đỏ xẫm. Màu sắc phụ thuộc vào mật độ bào tử và tuổi của chúng. Chúng sẽ chuyển thành màu đen khi bào tử thành thục (chín). Khó nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên nếu dùng kính lúp cầm tay với độ phóng đại 20X thì cũng dễ phát hiện ra (H5, H6).

Vết bệnh giả sương mai trên dưa hấu không giống như bệnh giả sương mai trên dưa chuột (H7) và bí đỏ (H8), mặc dù chúng cùng do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.

Vết bệnh trên dưa hấu rất dễ nhầm lẫn với những bệnh gây ra bởi Colletotrichum orbiculare (H9), Cercospora citrullina (H10), Alternaria cucumerina (H11), Sphaerotheca fuliginea (H12).

Bệnh không gây hại trên thân và quả.

1.2 Nguyên nhân

Bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.

1.3 Phát sinh gây hại

Nấm P. cubenssis là nấm đa vòng đời (có thể gây hại nhiều lần trên cùng một cây). Bào tử túi là nguồn gốc gây bệnh. Nó được phát tán từ cây này sang cây khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác nhờ gió. Bào tử có thể phát tán với khoảng cách khá lớn. Thông thường từ 4-12 ngày sau khi xâm nhiễm thì triệu chứng bệnh xuất hiện. Các cành bào tử mới mọc riêng lẻ hoặc thành cụm. Thông thường cành bào tử xuất hiện cùng với sự xuất hiện các vết bệnh. Thời gian này phụ thuộc vào nhiệt độ và chế độ ngày dài hay ngắn.

Nhiệt độ thích hợp cho nó nảy mầm là 15oC cùng với 6-12 giờ độ ẩm tự do trên lá tồn tại (sương, nước mưa,…). Tuy nhiên với nhiệt độ 35oC (không thích hợp cho nấm bệnh) nhưng bảo tử vẫn nảy mầm với điều kiện nhiệt độ ban đêm thấp và thời gian độ ẩm tự do trên mặt lá kéo dài. Độ ẩm tự do trên bề mặt lá giúp các cành bào tử mọc từ các sợi nấm trong mô tế bào xuất hiện ở phía dưới của vết bệnh (thông qua khí khổng). Đô ẩm tự do còn giúp giải phóng các động bào tử có trong bào tử túi, giúp cho động bào tử di chuyển, giúp tế bào mầm phát triển, giúp sợi nấm xâm nhập vào mô cây chủ.

Trên những vết bệnh có màu vàng nâu thường sản sinh số lượng bào tử túi nhiều nhất. Ở các vết bệnh màu đỏ xẫm thường ít nhất, trong khi các vết bệnh có màu vàng đỏ - trung bình. Các bào tử túi và cành bào tử dễ nhìn thấy vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc hoặc ngay sau khi mưa. Điều kiện nóng, khô (sau khi mặt trời mọc) là không thích hợp cho bào tử túi nảy mầm.

Biện pháp canh tác

Sử dụng giống chống bệnh.

Trồng thưa (tăng khoảng cách hàng và cây, trồng kiểu chữ chi).

Đặt lịch thời vụ chệch với thời điểm thời tiết thích hợp cho nấm phát sinh.

Trồng xen canh những giống bầu, bí đỏ,…có khả năng chống bệnh để hạn chế sự phát tán của nấm bệnh.

Thực hiện tưới theo kiểu phun vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc.

Phát hiện kịp thời những cây bị bệnh để tiêu hủy.

Thu dọn kỹ tàn dư sau thu hoạch.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)