Thối mềm quả

Giới thiệu chung

Trên ớt, Erwinia carotovora (L. R. Jones) Holland (tên khác Pectobacterium carotovora ssp.) là tác nhân gây nên bệnh thối mềm quả (hình 1) đã được mô tả ở nhiều quốc gia dưới nhiều tên khác nhau kể từ năm 1901 (khi lần đầu tiên người ta nghiên cứu về tác nhân gây hại cà rốt tại Mỹ).1Đây là vi khuẩn hại với mức độ nghiêm trọng trên nhiều cây rau, lương thực quan trọng về kinh tế được trồng ở các vùng ôn đới và nhiệt đới như cà chua, ớt, dưa chuột, xà lách, cà tím, bắp cải,  cải Bruxen, cà tím,củ cải, cà rốt, khoai tây,…

Hình 1: Bệnh thối mềm quả do Erwinia carotovora  gây ra.

E. carotovora  gây ra thiệt hại trong vườn ươm cây giống và trong nhà kính. Nó gây hại ở ngoài đồng ruộng lẫn trong khi bảo quản, vận chuyển,…

1.1 Triệu chứng

Mặc dù là bệnh gây hại trên quả trước khi thu hoạch là chủ yếu, nhưng E. carotovora cũng có thể gây hại cây con, gây thối thân, làm héo và chết cây.2

Trên cây giống ở chóp lá mầm đầu tiên xuất hiện vết bệnh mọng nước. Sau đó vết bệnh mở rộng và lan xuống phía gốc. Trụ mầm màu nâu, thối nhũn và chết.3

Trên các lá trên cùng, các gân lá bị bệnh có màu sẫm sau chuyển thành đen nâu. Các lá úa và hoại tử (hình 2a).3,4

Trong nhà kính, triệu chứng héo cây được nhận thấy là tại thời điểm bắt đầu thu hoạch trái cây đầu tiên hoặc sau đó. Phần dưới của thân cây ướt và lầy nhầy có màu đen và tróc ra. Cây bị héo và chết sau đó (hình 2b).3,4

Hình 2 : Bệnh trên cuống lá (trái); Bệnh ở gốc cây (phải).

Các cuống quả, đài hoa là rất nhạy cảm và thường là điểm khởi đầu của quá trình xâm nhiễm (hình 3).4,7,10

Trên quả, cả quả chín và xanh đều có thể bị ảnh hưởng. Ban đầu, vùng quả bị bệnh là vết bệnh mọng nước (Hình 1). Trong quả bị bệnh, E. carotovora sản xuất ra enzim cellulolytic (phá hủy màng cellulose) và pectolytic (làm suy giảm pectin) từ đó nhanh chóng phân hủy thành tế bào làm cho các mô thịt quả bị mất kết cấu nên chỗ bị bệnh hỡi trũng xuống.6,12 Màu sắc quả chuyển dần sang thâm đen. Các điểm bị bệnh mở rộng rất nhanh (đặc biệt là dưới nhiệt độ cao) trong vài ngày là lan toàn bộ quả. Trên những quả bị bệnh dịch khuẩn có thể tiết ra từ các điểm bị bệnh. Thời điểm này thường có các vi sinh vật thứ cấp xâm nhập vào quả cùng đồng hành gây hại.2,4

Hình 3: Cuống quả – Một trong những vị trí nhạy cảm cho E. carotovora  xâm nhiễm.

Những quả ớt bị bệnh lúc này như một bọng nước treo trên cây. Khi dịch trong quả tiết ra hết thì quả chỉ còn vỏ khô gắn với cây (hình 4).2,4,5,6,7,8,9,10

Hình 4: Quả bị hại bởi E. carotovora.

1.2 Nguyên nhân

Vi khuẩn gây thối mềm trên ớt thuộc ít nhất là năm chi, bao gồm các loài Erwinia, Pseudomonas, Bacillus, Xanthomonas và Cytophaga. Nhưng quan trọng và gây hại chủ yếu là Erwinia carotovora ssp. carotovora và E. chrysanthemi. Đôi khi là E. carotovora ssp. atroseptica.6,13,14

Các tế bào của E. carotovora ssp. là trực khuẩn thẳng, kích thước 0,6 –1,8 x 1,7 – 5,1 µm. Di chuyển bằng roi. Gram âm. Không hình thành bào tử. Trên môi trường thạch khoai tây, khuẩn lạc dễ dàng hình thành, màu xanh. Khuẩn lạc có thể nhìn thấy trong 2 –3 ngày. Pha loãng gelatin. Hình thành H2S và NH3. Không hình thành indol (là một loại protein thấm vào môi trường chung sống của các vi khuẩn để cảnh báo các vi khuẩn khác, kích thích chúng tạo ra một hệ thống phòng vệ đối với kháng sinh). Không thủy phân tinh bột. Vi khuẩn có phản ứng catalase dương và oxidase âm tính. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển là 24 – 28°C, tối đa 37°C.9,12,15 E. carotovora ssp. hình que, sống một mình hai tập hợp thành từng cặp trong chuỗi ngắn.12,15 Hình 5.

Hình 5: E. carotovora ssp.

1.3 Phát sinh gây hại

Các vi khuẩn phổ biến có thể được tìm thấy trong đất, ruột của côn trùng, nước và các sol khí lơ lửng trong không khí.4,11,12

Theo quan sát trong những nghiên cứu hiện tại thì hiện tượng thối rễ xảy ra rất nhanh. Điều đó chứng tỏ là vi khuẩn tích lũy với số lượng rất cao trong tàn dư của cây trồng của vụ trước.

Trên đồng ruộng mặc dù bệnh thường bắt đầu xâm nhiễm ở cuống và đài hoa, nhưng sự xâm nhiễm có thể xảy ra thông qua vết thương trên quả. Những vết thương này có thể do côn trùng, hoạt động chăm sóc của con người, vết nứt tự nhiên,...1,7,11 E. carotovora có thể tồn tại trong ruột của côn trùng trong vài giờ và do đó có thể phát tán dễ dàng từ cây này sang cây khác theo cách này.12 

Người ta tìm thấy E. carotovora trong nước mặt, suối, sông, hồ chứa, mương,.. Chính vì vậy, nước tưới nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn phát tán vi khuẩn trên đồng ruộng. Vi khuẩn từ rễ lên lá nhờ vào độ ẩm đất cao và khi tích lũy ở quả, trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Với những năm khô hạn thì hiện tượng thối quả giảm hẳn vì bệnh liên quan nhiều đến mưa vào thời kỳ thu hoạch.

Một phương thức phát tán vi khuẩn là nhờ các sol khí [Sol khí là chất lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dạng keo (d < 1μm) và tương đối bền, khó lắng].12 Khi mưa rơi vào những cây bị bệnh, vi khuẩn được trộn lẫn trong các sol khí phát tán đi các nơi nhờ gió. Chỉ có khoảng 50% vi khuẩn tồn tại trong sol khí  với thời gian là 5 – 10′, nhưng thế là đủ để gió có thể đưa các sol khí đi hàng km.12 

Sự hiện diện của vi khuẩn trên đồng ruộng, cây trồng, trong nước, sol khí chỉ là điều kiện cần. Một vết thương là tối cần thiết cho việc lây nhiễm xảy ra.

Vi khuẩn có thể có mặt như một tác nhân truyền nhiễm bệnh thối mềm trên bề mặt hạt giống ớt.4 Các nghiên cứu mới đây cho thấy E. carotovora trên hạt có thể là một trong những nguồn bệnh chủ yếu và quan trọng. Do đó trong những nỗ lực kiểm soát bệnh, cần phải quan tâm đến nguồn bệnh này.

Trong nhưng năm mưa nhiều cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển vì những giọt nước mưa giúp cho qua trình phát tán vi khuẩn từ đất lên cây, từ cây bệnh sang cây khỏe.6,7

Vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 đến 30°C, ở độ ẩm tương đối 95%.  Tại nhiệt độ 21°C và độ ẩm tương đối 75% bệnh phát triển chậm hơn.4

Để quản lý dịch hại cần áp dụng các biện pháp

Biện pháp canh tác

Để ngăn chặn ô nhiễm từ hạt giống, xử lý hạt giống với 1% sodium hypochlorite  trong 30 giây, sau đó rửa lại bằng nước sạch. 

Vệ sinh đồng ruộng: thu dọn tàn dư, tiến hành cày sâu, làm sạch cỏ dại

Loại bỏ cây giống bị nhiễm bệnh. 

Thường xuyên quan sát đồng ruộng. Phát hiện kịp thời các cây bệnh. Nhỏ bỏ, tập trung một nơi và tiêu hủy.

Khi chăm sóc cũng như khi thu hoạch tránh gây những chấn thương cơ giới cho cây. Không nên thu hoạch vào thời gian có mưa.

Sử dụng nước tưới, chế độ phun hợp lý. Hạn chế tưới phun.

Trong nhà kính, lưới cần thực hiện tẩy trùng đất trước khi trồng cây. Quản lý tốt nguồn nước sử dụng. Dụng cụ và quần áo lao động, trang thiết bị sử dụng,… cần được vệ sinh thường xuyên và sau mỗi vụ gieo trồng. Không trồng những ký chủ có mẫn cảm với vi khuẩn xung quanh.

Luân canh với lúa, ngô, đậu tương.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)

D.A.M

Tài liệu tham khảo