Difenoconazole là thuốc trừ bệnh phổ rộng thuộc nhóm Triazole. Hoạt chất có thể sử dụng bằng cách phun, xử lý hạt giống các bệnh do các loại nấm Ascomycetes, Basidiomycetes và Deuteromycetes như Tilletia spp.,Septoria spp., Ustilago tritici Fusarium spp, Phoma spp and Bipolaris spp, Pyrenophora graminea, Helminthosporium teres, Rhynchosporium secalis trên cây ăn quả, khoai tây, củ cải đường, rau, cây ngũ cốc, hoa và cây cảnh,… Difenoconazole tác động đến các loại nấm hại bằng cách can thiệp vào quá trình sinh tổng hợp ergosterol thông qua ức chế hình thành 14α-demethylation của sterol từ đó làm thay đổi hình thái và chức năng của màng tế bào nấm, dẫn đến ngăn cản quá trình phát triển của nó.

Theo Cook và đồng nghiệp (2002) thì Difenoconazole có hiệu lực diệt các nấm Pythium spp, Gaeumannomyces graminis (Sacc.) Arx & Olivier var. tritici Walker, Rhizoctonia solani Kuhn AG và R.oryzea Ryker & Gooch. Milus (xem ảnh), Chalkley (1997) nhận thấy rằng Difenoconazole có vai trò quan trọng trong việc giảm thiệt hại của nấm Stagonospora nodurum trên lúa mỳ. Ở Ôxtrâylia  Difenoconazole được đăng ký để trừ các nấm Alternaria dauci and Cercospora CarbendAzoxytrobinimotae và Erysiphe herclei trên cà rốt.

 

Trong cây Difenoconazole chuyển hóa thành triazolylalanine và triazolylacetic acid, một phần bị hydroxy hóa vòng phenyl. Quá trình này tạo ra các chất không gây độc cho cây. 

Trong đất dư lượng của Difenoconazole được cho rằng có nguồn gốc từ rễ và thân cây được phun thuốc có chứa hoạt chất này. Do đó dư lượng của nó có thể tồn tại cho đến vụ sau. Thông thường mức độ dư lượng suy giảm 50% (DT50) là 50 – 150 ngày. Còn trong nước chỉ là 2 ngày.

Difenoconazole  độc với các động vật, thực vật thủy sinh và với các loại côn trùng bắt mồi.

Mức dư lượng tối đa (MRL) theo Codex (mg/kg):

Chuối: 0.1; Rau cải: 0.5; Bắp cải: 0.2; Đậu ăn hột: 0.7; Cà rốt: 0.2; Súp lơ: 0.2; Tỏi: 0.02; Rau diếp: 2.0; Xoài: 0.07; Đu đủ: 0.2; Khoai tây: 0.02.