Bài 2. Bệnh hại trên cây cà chua tại Lâm Đồng

Đối với bệnh hại ưu tiên phòng là chính, phun phòng định kỳ hoặc khi có thời tiết bất thường..

1. Nấm hại

1.1 Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)

Mô tả: Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con, thường xảy ra trong khu đất cũ đã phát bệnh và ẩm độ cao. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-30oC. Vết bệnh thường xuất hiện ngay trên mặt đất, phần thấp tiếp súc giữa thân cây và mặt đất.

Phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước. Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh. Luân canh với cây trồng khác.

- Phun thuốc bằng các gốc thuốc: Hexacolazole, Bonanza, Azoxystrobin, Validamycin, Difenoconazole, Tricyclazole, Propiconazole

- Các sản phẩm hướng dẫn có tên thương mại: Bioride 50SC; Monceren 250SC; Validamicin 50EC; Kacie 250EC; Tilgent 450SC; Bemgold 750WP….

1.2 Mốc Sương (Phytophthora infestans):

Mô tả: Bệnh gây hại trên thân, lá và quả trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. Vết bệnh lúc đầu có màu xanh đậm như úng nước, sau đó vết bệnh có màu nâu đen, vết bệnh lớn dần. Nếu trời ẩm trên bề mặt vết bệnh có lớp tơ màu trắng bao phủ, bệnh nặng sẽ làm thối nhũn. Nếu thời tiết khô, vết bệnh cũng khô ròn dễ vỡ. Trên quả cà chua bệnh thường gây hại ở vùng cuống, và thường làm quả dễ rụng.

Phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước. Chọn mùa vụ trồng không thích hợp cho bệnh phát triển. Không trồng cây quá dày và cần thường xuyên tỉa bỏ lá héo để tạo điều kiện thông thoáng cho ruộng. Không trồng liên tục nhiều vụ hoặc nhiều năm trên cùng một ruộng.

- Phun thuốc bằng các gốc thuốc: Fosetyl – Aluminium; Mancozeb, metalaxy, Bonanza, Azoxystrobin,  Validamycin, Difenoconazole, Tricyclazole, Propiconazole

- Các sản phẩm hướng dẫn có tên thương mại: Aliette 800WP; Monceren 250 SC; Validamicin 50 EC; Kacie 250EC; Tilgent 450SC; Bemgold 750WP….

1.3 Héo rũ chết vàng (Fusarium oxysporum)

Mô tả: Vết bệnh ở trên thân sát mặt đất hoặc ở cổ rễ màu nâu, vết bệnh lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đất, bộ rễ phát triển kém, rễ bị thối dần. Khi trời ẩm trên mặt vết bệnh có lớp nấm màu hồng nhạt, chẻ dọc thân thấy bó mạch libe có màu nâu.
Đặc trưng của bệnh này là các lá dưới bị vàng trước sau đó vàng lan lên các lá trên.

Phòng trừ:

- Chưa có thuốc đặc hiệu.

- Luân canh cây trồng khác họ. Sử dụng giống kháng. Bón vôi trước khi trồng. Dùng phân hữu cơ hoai mục, có nhiều vi sinh vật đối kháng.

- Phun bằng các thuốc gốc thuốc: Mancozeb, metalaxy, Difenoconazole, Azocitrbin, Tricyclazole, Propiconazole…

- Các sản phẩm hướng dẫn có tên thương mại: Mancozep 800WP; Monceren 250 SC; Kacie 250EC; Tilgent 450SC; Bemgold 750WP….

1.4 Đốm vòng/ cháy lá sớm (Alternaria solani)

Mô tả: Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây. Trên vết bệnh thường có vòng tròn đồng tâm, màu đen. Trên lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên. các lá trên. Vết bệnh hình tròn hoặc có cạnh, màu nâu sẫm. Trên quả: vết bệnh xuất hiện ở cuống hoặc tai quả, hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống. Trên thân: vết bệnh màu nâu, hơi lõm.

Phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước.

- Phun thuốc bằng các gốc thuốc: Hexacolazole, Bonanza, Azoxystrobin, Validamycin, Difenoconazole, Tricyclazole, Propiconazole

- Các sản phẩm hướng dẫn có tên thương mại: Bioride 50SC; Monceren 250 SC; Validamicin 50 EC; Kacie 250EC; Tilgent 450SC; Bemgold 750WP….

1.5 Thối hạch (Sclerotium rolfsii Sac):

Mô tả: Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát mặt đất, vết bệnh thường có một lớp tơ trắng, phần vỏ cây nơi vết bệnh bị thối, lá vàng, chết cây. Trên quả, bệnh thường tấn công ở giai đoạn quả già đến chín, tấn công từ quả sát mặt đất, sau đó lây lan lên các quả ở trên cao hơn, quả bệnh bị thối mềm, có lớp tơ màu trắng bao phủ và đôi khi thấy có hạch nấm màu nâu đỏ đến đen.

Phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy tàn dư cây trồng. Lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt. Xử lý đất bằng vôi, bón phân hữu cơ trước khi trồng, phủ đất bằng màng phủ nông nghiệp. Hạn chế tưới nhiều nước vào chiều tối.

- Phun thuốc bằng các gốc thuốc: Hexaconazole; Azoxystrobin; Difenolcolazole; Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)… khi bệnh chớm xuất hiện.

- Các sản phẩm hướng dẫn có tên thương mại: Bioride 50SC; Mexyl MZ 72W; Kacie 250EC; Tilgent 450SC; Bemgold 750WP….

1.6 Thán thư (Colletotrichum phomoides):

Mô tả: Bệnh thường gây hại trên quả đang hoặc đã chín, đôi khi ở trên quả già khi có mưa nhiều hoặc độ ẩm không khí cao. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, hoặc ruộng tưới nhiều nước. Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5-0,2, tâm  vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm những chấm nhỏ li ti màu đen nhô lên.

Phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước. Trồng thưa và làm giàn chống đỡ tạo sự thoáng khí cho cây.

- Phun thuốc bằng các gốc thuốc: Mangcozeb, Azoxystrobin, Validamycin, Difenoconazole, Tricyclazole, Propiconazole

- Các sản phẩm hướng dẫn có tên thương mại: Bioride 50SC; Monceren 250 SC; Validamicin 50 EC; Kacie 250EC; Tilgent 450SC; Bemgold 750WP….

Kỹ sư Phạm Hoài Đức