BASF lên kế hoạch giới thiệu thuốc trừ sâu mới để chống lại tính kháng

Việc sử dụng lặp đi lặp lại thuốc trừ sâu với cùng một cơ chế tác động đã góp phần làm tăng tính kháng thuốc của côn trùng. Thông qua đó thuốc chỉ giết chết côn trùng nhạy cảm không phải là đối tượng phòng trừ. Kết quả để lại toàn bộ hóa chất trên đồng ruộng cùng các côn trùng thuộc đối tượng phòng trừ.

Nhưng tính kháng thuốc trừ sâu có thể được giải quyết và có thể tránh hoàn toàn bằng cách sử dụng quay vòng các hợp chất kiểm soát dịch hại có các cơ chế tác động khác nhau.

Tính kháng thuốc trừ sâu là một vấn đề có tính toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng trên khu vực địa lý khác nhau. Theo Ủy ban Hành động Kháng thuốc trừ sâu, ước tính chỉ riêng ở Hoa Kỳ mỗi năm mất 40 triệu US dành cho phun bổ sung hoặc sử dụng các biện pháp thay thế.

“Hầu hết các thuốc trừ sâu có thể liên kết với các protein chức năng then chốt trong côn trùng mà các protein đó ảnh hưởng đến một số quá trình hoạt động quan trọng trong cơ thể côn trùng”, Barbara Wedel, người lãnh đạo các nhà khoa học của BASF nói. “Những protein này đóng một vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và các chức năng vận động, trong hệ thống hô hấp và còn ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển côn trùng”.

Tính đến năm 2014, số liệu gần đây nhất, có 586 loài côn trùng kháng 325 thuốc trừ sâu và năm hóa chất có đặc tính trừ sâu.

John Descary, giám đốc tiếp thị sản phẩm, công bố rằng BASF có kế hoạch khởi động một thuốc trừ sâu mới với tên gọi là Inscalis. Thành phần hoạt chất của nó là afidopyropen.

Inscalis có thể kiểm soát côn trùng chích hút (chẳng hạn như rệp, ruồi trắng và rầy), trong các loại cây trồng trong vườn, cây đặc sản, cũng như cây cảnh.

“Chúng tôi cảm thấy đây là một sản phẩm có giá trị to lớn cho người trồng cây mà chúng tôi sẽ mang lại cho họ,” Descary nói.

Inscalis đang chờ phê duyệt việc cấp phép, dự kiến sẽ ra mắt trong quý IV năm 2018.

Khuivandam@

Dịch từ: BASF plans to launch new insecticide Inscalis to combat resistance. (AgroNews. 05/4/2018).

Nguồn: AgriNews Online