Cấm neonicotinoid thì không chắc phải nhập khẩu lúa mì.

Thư ký Defra (Department for Environment, Food and Rural Affairs – Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn) Michael Gove đã thừa nhận rằng Brexit là khó có khả năng giảm bớt áp lực đối với nông dân Anh khi phải đối mặt với lúa mì nhập khẩu được sản xuất với việc sử dụng các hóa chất bị cấm tại Anh.

Lúa mì nhập khẩu được sản xuất bằng việc sử dụng neonicotinoid sẽ tiếp tục chảy vào nước này – ngay cả sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, ông thừa nhận như vậy.

Ông Gove đã trả lời một câu hỏi bên rìa một cuộc họp tổ chức bởi NFU (National Farmers' Union – Hiệp hội Nông dân toàn quốc) và Liên đoàn Thực phẩm và Đồ uống (Food and Drink Federation) tại Hội nghị Đảng Bảo thủ ở Birmingham.

Nông dân trồng ngũ cốc của Anh sẽ bị cấm sử dụng neonicotinoid để xứ lý hạt giống trong tháng 9 này, nhưng nông dân ở Bắc Mỹ sẽ vẫn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa neonicotinoid.

Nông dân Anh nói quyết định này làm cho họ phải đối mặt với sự cạnh tranh không công bằng và sẽ buộc nông dân Anh sử dụng hóa chất mạnh hơn để bảo vệ cây trồng chống lại sâu hại, đồng thời cũng tiêu diệt côn trùng có ích trong quá trình sử dụng.

Stephen Watkins, một người trồng ngũ cốc ở Worcestershire hỏi ông Gove: “Ông sẽ cấm nhập khẩu lúa mì mùa đông và mùa xuân từ Bắc Mỹ để làm lương thực sao?”

Cách tiếp cận dựa trên cơ sở khoa học

Ông Gove nói cách tiếp cận dựa trên cơ sở khoa học của chính phủ đối với neonicotinoids là một phần quan trọng trong chiến lược để đảm bảo nước Anh được xem là một nhà sản xuất thực phẩm chất lượng cao.

Các nhà khoa học đã gắn kết việc sử dụng neonicotinoids dẫn đến sự suy giảm các quần thể côn trùng thụ phấn – như ong – mặc dù nhiều nông dân không nhất trí với nhận định này.

Ông Gove nói Chính phủ dựa trên cơ sở khoa học để hỗ trợ cho một lệnh cấm neonicotinoid, mặc dù ông thừa nhận nó không được ủng hộ của đa số nông dân.

Nhưng ông nói thêm: “Nếu chúng ta quyết định trong một trường hợp cụ thể mà chúng ta đang theo dõi rằng khoa học và các quốc gia khác nói không, thì chúng ta không thể dựng lên các rào cản mới trừ khi chúng ta có lý do mạnh mẽ để làm như vậy”.

Phản ứng của ông Gove đi đến bất chấp cam kết lặp đi lặp lại của mình là cung cấp một Brexit “xanh” và khăng khăng nói việc rời bỏ EU sẽ cho phép chính phủ “lấy lại quyền kiểm soát”.

Mối quan tâm có thể thông cảm được

Gareth Morgan, từ RSPB (Royal Society for the Protection of Birds Hội Bảo vệ Chim Hoàng gia), tổ chức vận động cho lệnh cấm neonicotinoid, cho biết nông dân có mối quan tâm có thể thông cảm về việc tiếp tục nhập khẩu lúa mì được sản xuất sử dụng neonicotinoids.

Ông Morgan cảnh báo: “Nếu nông dân ở nước ngoài được sản xuất theo những cách chúng ta thấy không thể chấp nhận với môi trường, thì chúng ta chỉ đơn thuần xuất khẩu ô nhiễm môi trường của mình”.

Chủ tịch NFU, Minette Batters cho biết RSPB đã “đóng đinh những thách thức của thời đại chúng ta”.

Nhiều nông dân Anh bình chọn rời khỏi EU để Anh có thể có tiếng nói riêng, chính sách mạnh mẽ và đường lối khoa học dựa trên bằng chứng cho thấy họ có thể cạnh tranh trên vũ đài thế giới, bà nói.

“Chúng ta càng xuất khẩu sản phẩm của chúng ta – tức là xuất khẩu lương tâm của chúng ta – thì liệu có một mệnh lệnh đạo đức trên đất nước này để có thể sản xuất lương thực và có thể chịu đựng để làm điều đó”, bà Batters nói.

Bùi Đại Hiệp

Dịch từ: Ban on neonicotinoid wheat imports unlikely, suggests Gove. (AgroNews. 03/10/2018).

Nguồn: Farmers Weekly