Đánh giá của WHO về 2,4-D năm 1996

Năm 1996 Nhóm chuyên gia thẩm định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Nhóm chủ chốt về đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) đã tổ chức một Hội nghị chung nhằm cùng nhau đánh giá lại 2,4-D. Hội nghị này được thiết lập dựa trên thông báo năm 1986 về khả năng gây ung thư của 2,4-D của IARC.

***

Trong cơ cấu của WHO thì IARC là một cơ quan chuyên môn. Cơ quan này có bốn mục tiêu chính: Giám sát xảy ra ung thư toàn cầu; Xác định các nguyên nhân gây ung thư; Làm sáng tỏ cơ chế gây ung thư; Xây dựng chiến lược khoa học để kiểm soát ung thư. Như vậy, IARC chỉ là một cơ quan khoa học thuần túy, không phải là một cơ quan quản lý về ung thư và không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm quản lý nào về các chất gây ung thư nói chung và cũng như các loại thuốc trừ dịch hại nói riêng.

Hầu hết các phân loại của IARC dựa trên những nghiên cứu chỉ mang tính phân loại khoa học mà không phải là đánh giá rủi ro. 

Ví dụ:  người ta phân loại 2,4-D thuộc nhóm 2B là nhóm hóa chất có khả năng (probable) gây ung thư (hình dưới). Nhưng cũng theo cách phân loại của IARC thì trong Nhóm 2B này còn có cây Lô hội (Aloe vera) dùng làm kem dưỡng da, cà phêdưa muối (Traditional Asian Piklet vegertable). 

 

Cà phê là một đồ uống rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Có lẽ không có một chất kích thich nào được sử dụng rộng rãi và hợp pháp trên toàn thế giới như cà phê. Vậy mà IARC lại phân loại thuộc Nhóm 2B – có khả năng (probable) gây ung thư. 

Dưa muối kiểu truyền thống ở Châu Á cũng là món ăn khá phổ biến trong ẩm thực hàng ngày của cư dân sống trên châu lục này hàng ngàn đời nay. Vậy mà IARC cũng phân loại thuộc Nhóm 2B – có khả năng gây ung thư.

   

Nói thêm là ngoài những nước ở Châu Á có món dưa muối thì chẳng có mấy nước ở trên trái đấy này dù ở bất kỳ châu lục nào đi nữa lại không có món rau, củ, quả,... được muối chua và được coi như là một món ăn hàng ngày.

   

Có lẽ thật là may mắn, vì cho đến giờ chưa có quyết định cấm nào được đưa ra cho những món rau, quả được muối chua này với lý do “có khả năng gây ung thư” của chúng như người ta đòi cấm 2,4-D gần đây!.

***

Cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới chịu  trách nhiệm tiến hành đánh giá rủi ro của thuốc trừ dịch hại dùng cho các mục đích quản lý là Hội nghị chung của FAO/WHO về dư lượng thuốc trừ dịch hại (the Joint FAO/WHO Meeting on Pesticide Residues – JMPR). Các Hội nghị JMPR đã được tổ chức hàng năm (bắt đầu từ năm 1963) để tiến hành đánh giá một cách rất bài bản, rất khoa học về dư lượng thuốc trừ dịch hại trong lương thực, thực phẩm. Nó cung cấp các tư liệu về mức dư lượng thuốc trừ dịch hại chấp nhận được trong thực phẩm và các kiến nghị của các chuyên gia đánh giá độc lập.

Đối với 2,4-D, các hội nghị của JMPR đã đánh giá nó từ những năm 1970 – 1975 và sau đó vào những năm 1996 và năm 1997 (tổng cộng là 5 lần). Tại các Hội nghị này, JMPR đã kết luận rằng “tổng thể, những quan sát chỉ ra rằng 2,4-D không gây ung thư”. Hơn nữa, các nghiên cứu đánh giá độc lập cũng đã chỉ ra không có bằng chứng cho thấy về khả năng gây ung thư của 2,4-D. 

Đánh giá của WHO về không có bằng chứng gây ung thư của 2,4-D có tại liên kết dưới đây 

http://www.fao.org/fileadmin/templates/agphome/documents/Pests_Pesticides/JMPR/Reports_1991-2006/Report1996.pdf  

D.A.M