Dễ dàng kiểm soát sâu đục cuống quả trên Vải Lục Ngạn

Được sự phân công của ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Nông Dược Việt Nam vụ vải năm 2019 nhân viên Kỹ Thuật và Phát Triển Thị Trường Hoàng Văn Duy được phụ trách bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang  - để triển khai công tác bán hàng và hỗ trợ hệ thống đại lý và người dân trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại gây hại trên cây vải. Theo định kỳ cứ khoảng 5-7 ngày nhân viên của Công Ty Cổ Phần Nông Dược Việt Nam lại tiến hành đi vào vườn của hộ dân ở các xã (Quý Sơn, Kiên Thành, Giáp Sơn, Đồng Cốc, Tân Sơn) để điều tra và tư vấn giải pháp phòng trừ tình hình dịch hại trên cây vải.

Ngày 8/5/2019 như thường lệ chúng tôi tiến hành vào điều tra sâu bệnh gây hại trên cây vải tại hộ anh Trần Văn Bảy thôn Trại Ba xã Quý Sơn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Năm 2019 gặp điều kiện thời tiết khó khăn nên tỉ lệ cây vải ra hoa thấp chỉ đạt khoảng 50-60%. Vườn vải 15 năm tuổi của hộ anh bảy khoảng 100 gốc thì chỉ ra hoa được khoảng 50-60 gốc. Hiện tại cây vải đang ở giai đoạn quả lớn to hơn ngón tay cái. Qua quá trình điều tra và đánh giá thực tế tại vườn của hộ anh Bảy thì chúng tôi thấy rằng vườn vải của hộ anh Bảy đang bị một số sâu bệnh hại như: Bệnh rỉ sắt, mắt cua, bọ xít và sâu đục cuống quả. Trong các dịch hại nói trên thì sâu đục cuống quả là đối tượng dịch hại nguy hiểm và đang được các hộ dân làm vải trong địa bàn huyện quan tâm nhất hiện nay. Sâu đục cuống đang rải rác ở lứa 3- lứa 4, mật độ trưởng thành của sâu đục cuống quả trung bình khoảng 1-2 con/ đoạn cành cấp 1, mật độ trứng sâu đục cuống quả trung bình khoảng 1-2 trứng/1 quả vải. Các trứng sâu đục cuống quả hiện đang ở giai đoạn có màu vàng rơm. Dưới đây là hình ảnh thực tế các pha vòng đời của sâu đục cuống quả mà chúng tôi thu được qua quá trình điều tra dịch hại:

     Ảnh 1.1: Pha trứng của sâu đục cuống quả                 Ảnh 1.2: Pha sâu non của sâu đục cuống quả

     Ảnh 1.3: Pha nhộng của sâu đục cuống quả         Ảnh 1.4: Pha trưởng thành của sâu đục cuống quả

Video kiểm tra đánh giá mật độ trưởng thành sâu đục cuống quả vải: https://www.youtube.com/watch?v=vIXUoQtypkY&t=18s

Qua tìm hiểu  thì chúng tôi được biết hiện tại anh Bảy đang sử dụng sản phẩm Goltoc 250EC của công ty Cổ Phần Nông Dược Việt Nam để phòng trừ sâu đục cuống quả. Năm 2018 sâu đục cuống quả phát sinh và gây hại mạnh làm cho vải thiều của nhiều hộ dân trong vùng bị rụng nhiều nhưng riêng đối vườn vải của nhà anh Bảy nhờ áp dụng quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nghiêm ngặt cộng với kinh nghiệm làm vải lâu năm thì vườn vải của nhà anh không những không bị rụng do sâu đục cuống quả gây hại mà quả vải lại còn sáng đẹp và được thương lái trả giá rất cao. Cụ thể để phòng trừ sâu đục cuống quả anh Bảy chia sẻ cách sử dụng như sau: Sử dụng 240ml Goltoc 250EC pha cho 1 thùng 160L nước phun mù ướt đều mặt lá và trong tán cây phun định kì 7-10 ngày/lần hoặc phun sau thời điểm trưởng thành đục cuống quả rộ (khi mật độ khoảng 2-3 con/cành)  khoảng từ 1-3 ngày. Nên phun thuốc vào chiều mát sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Anh Bảy cho biết thêm thuốc Goltoc 250EC rất ít mùi nên không gây mệt mỏi sau quá trình phun thuốc. Ngoài ra thuốc Goltoc 250EC không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây vải ở những giai đoạn  mẫn cảm như giai đoạn ra hoa, quả non và đặc biệt là không làm mất mã quả vải ở giai đoạn quả chín như một số dòng thuốc sâu khác.

Video ý kiến đánh giá của hộ dân về sản phẩm Goltoc 250EC phòng trừ sâu đục cuống quả năm 2018.

https://www.youtube.com/watch?v=iY6-eW2uDOY&t=2s

Mời các bạn xem thêm các thông tin chi tiết về sâu đục cuống quả tại: http://nongduocvietnam.com.vn/bac-sy-cay-trong/sau-duc-cuong-qua-648.html

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

Hoàng Văn Duy

Kỹ sư BVTV