Đốm đen

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh đốm đen hoa hồng là một trong những bệnh hại nguy hiểm trên cây hoa hồng. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, đài hoa  và trên trên thân, cành.

Trên lá, vết bệnh ban đầu chỉ là những vết tròn nhỏ, có mầu đen, sau lan rộng đôi khi đến 1,3 cm. Trên lá có thể có nhiều vết bệnh và các vết bệnh  liên kết với nhau làm cho lá vàng và rụng. Vết bệnh trên lá thường không có ranh giới giữa vết bệnh và phần khỏe. Thông thường những lá già phía dưới bị rụng trước, sau đó là những lá phía trên. Lá bị bệnh nặng và rụng nhiều làm cho cây hồng sinh trưởng và phát triển kém, còi cọc ,ít hoa, hoa nhỏ.

Đài hoa cũng bị bệnh, vết bệnh cũng có màu đen, đôi khi cả cánh đài hoa bị bệnh làm cho hoa nhỏ và rụng sớm.

Thân và cành cây hoa hồng bị bệnh cũng có màu đen, nhưng vết bệnh không rõ ràng. Trên vết bệnh xuất hiện những bào tử màu đen mịn khi trời mưa nhiều hoặc ẩm độ cao. Trời nắng các vết trên than có màu nâu xám. Bị bệnh nặng trên than làm cho cây kém phát triển. Trên cành thì làm cho lá bị vàng, rụng sớm, nhiều khi cành bị khô và thường dễ nhầm lẫn với bệnh thán thư.

Triệu chứng bệnh đốm đen trên lá hoa hồng Lá hoa hồng bị bệnh đốm đen

1.2 Nguyên nhân

Bệnh đốm đen trên hoa hồng do  nấm Marssonina rosae gây ra. Nấm này còn có tên gọi phổ biến khác là Dipbocarpon rosae gây ra. Ngoài 2 tên nấm kể trên, nấm gây bệnh đốm đen trên hoa hồng còn có đến 23 tên gọi khác nhau. 

Nấm gây bệnh đốm đen trên hoa hồng thuộc lớp nấm túi - Ascomycetes. Bào tử lớn (Macroconidia) có 1 vách ngăn, hình ovan dài, kích thước 11-16 x 3,5 – 7 μm. Đôi khi người ta bắt gặp bào tử nhỏ (microconidia) hình elip, không có vách ngăn, kích thước 3,5 - 5,5 x 1,2 – 1,8 μm.

Bào tử lớn (macroconidia) của nấm Marssonina rosae gây bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

1.3 Phát sinh gây hại

Nấm tồn tại trên tàn dư cây hoa hồng, trong đất và trên cây giống

Bào tử nấm lây lan theo gió, nước mưa, nước tưới phun.

Nhiệt độ thích hợp nhất từ 22-26°C, ẩm độ trên 85% và đặc biệt trời mưa nhiều. Ở các tỉnh phía Nam bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa từ tháng 7 – tháng 11. 

Vườn hồng kém thoát nước bệnh thường nặng hơn.

Biện pháp canh tác

Thiết kế luống (liếp trồng hình mai rùa), để vườn thóat nước tốt trong mùa mưa.

Sử dụng cây giống được ghép trên gốc ghép là cây tầm xuân để cây phát triển khỏe và chống chịu với bệnh.Trồng mới bằng giống sạch bệnh.    

Trong quá trình chăm sóc thường xuyên tiến hành tỉa cành bị bệnh, thu gom những lá rụng dưới vườn tiêu hủy để giảm bớt lây lan.

Bón cân đối đạm, lân và kali, không bón quá nhiều phân đạm, tăng cường phân lân, kali, phân hữu cơ hoai mục.

Tưới vừa đủ nước, hạn chế tưới phun khi phát hiện cây bệnh ở trong vườn.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)