Sương mai

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh hại trên lá, cành và cả trên đài hoa. Trên lá vết bệnh ban đầu như bị thấm nước. Vết bệnh ở mặt trên của lá có mầu đen, vết bệnh không định hình rõ ràng. Bị nặng các vết bệnh liên kết với nhau là cho lá khô khi trời có nắng và thối ướt khi trời mưa. Mặt dưới của lá xuất hiện một lớp nấm màu xám nhạt hoặc tím nhạt. Bệnh nặng gây rụng lá và cây chậm phát triển. Bệnh này cũng dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng. Bệnh sương mai thì nấm phát triển ở mặt dưới của lá còn bệnh phấn trắng thì lớp bột phấn màu trắng ở mặt trên của lá.

Triệu chứng bệnh sương mai ở mặt trên của lá hoa hồng

Trên cành hoa, vết bệnh ban đầu có hình tròn hoặc hình bầu dục, thường có màu đen, các vết bệnh có thể liên kết bao cả cành hoa và làm cho cành non bị khô, chết khi bệnh nặng. Đài hoa cũng bị bệnh, vết bệnh có màu đen và làm khô đài hoa, hoa nhỏ và đôi khi bị rụng.

Bệnh sương mai ở mặt dưới của lá hoa hồng Bệnh sương mai trên cành hoa hồng

1.2 Nguyên nhân

Bệnh sương mai trên hoa hồng do nấm Peronospora sparsa gây ra. Cành bào tử và bào tử mọc lên từ vết bệnh ở mặt dưới của lá. Người ta thường quan sát thấy lớp nấm màu xám nhạt hoặc tím nhạt ở vết bệnh trên lá sau 10 – 15 ngày khi nấm xâm nhiễm và gây ra vết bệnh ban đầu.

Cành bào tử phân nhánh chạc đôi, thon nhọn ở phần đầu đính bào tử. Bào tử có hình trứng hoặc hình elip. Kích thước bào tử 14 - 22 × 11 - 18 μm. Bào tử lây lan theo gió và nước mưa, nước tưới. 

Cành bào tử và bào tử bọc nấm Peronospora sparsa gây bệnh sương mai trên hoa hồng

1.3 Phát sinh gây hại

Nấm gây bệnh tồn tại tên tàn dư cây bệnh.

Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ấm và ẩm. Các tỉnh phía Bắc bệnh thường gây hại nặng trong mùa xuân.

Trong nhà kính,nhà màng và  nhà lưới, ẩm độ thường cao hơn do vậy bệnh gây hại cũng nặng hơn.

Ở vùng có núi đá, biên độ nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch cao, dễ hình thành điểm sương, bệnh cũng thường nặng hơn so với vùng đồng bằng.

Vườn hồng ít đốn tỉa, cỏ mọc nhiều bệnh thường phát sinh sớm hơn và nặng hơn.

Biện pháp canh tác

Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy triệt để tàn dư cây bệnh. 

Mật độ trồng hợp lý, không trồng quá dày, tỉa bỏ cành tăm, bón phân cân đối và đầy đủ.

Hạn chế tưới phun khi phát hiện bệnh trên đồng ruộng hoặc trong nhà kính, nhà lưới.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)