Thối nõn

Giới thiệu chung

Bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora gây ra là một bệnh hại phổ biến và quan trọng nhất trên các vùng trồng dứa ở Việt nam hiện nay. Đặc biệt khi giống dứa Cayenne mẫn cảm với bệnh đang được trồng trên diện rộng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. 

1.1 Triệu chứng 

Bệnh thối nõn dứa gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Cây dứa mới trồng có bộ rễ kém phát triển. Rễ mới mọc ra bị thâm đen như thấm nước, rất rễ tách phần vỏ rễ và ruột bên trong của rễ. Sau đó gây thối nõn. Cây dứa bị bệnh, thối nõn thì lá dứa rất dễ dàng được rút lên do lá bị thối ở phần gốc lá. Phần lá dứa tiếp giáp với thân dứa bị chuyển mầu nâu thẫm, sau đó thối rữa trơ lại phần sợi của lá dứa. Ranh giới giữa phần bị bệnh và phần lá chưa bị bệnh có quầng vang mầu nâu đậm. 

Các lá trong nõn bị bệnh thối nõn dứa Dứa mới trồng bị bệnh thối nõn

Ở giai đoạn cây đã phát triển, cây dứa bị thối nõn có mầu xanh nhạt hơn so với cây bình thường. Các lá trên phần ngọn của cây dứa bị bệnh héo vàng và khô, khô từ trên chóp lá rồi lan dần xuống phía dưới do không được cung cấp đủ nước. Lá dứa thường chỉ bị thối từ 2 – 4cm phần tiếp giáp với thân. 

Giai đoạn ra hoa và mang quả, cây dứa cũng bị nấm gây hại. Cuống hoa, quả cũng bị bệnh, quả chậm phát triển và nhỏ. Bị bệnh nặng cuống quả bị khô dần khi trời nắng và bị thối khi trời mưa, cuối cùng thì bị đổ gẫy và không cho thu hoạch.

Bệnh thối nõn khi cây dứa đã trưởng thành Bệnh thối nõn khi cây dứa đang mang quả

Trên rễ nấm thường gây hiện tượng thối rễ, bộ rễ bị bệnh thường kém phát triển, cây dứa phát triển kém. Nhiều khi chỉ có bộ rễ bị bệnh mà không quan sát thấy triệu chứng thối nõn hoặc thối cuống hoa, quả. 

1.2 Nguyên nhân 

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh thối nõn dứa, nhiều tác giả đã xác định  hai loài nấm Phytophthora gây bện là: nấm Phytophthora nicotianae Breda de Haan var. parasitica (Dastur) G.M.Waterhouse và P. cinnamomi Rands. Những năm 1999 – 2001, nhóm tác giả L.Burgess, B. Summerell Của Trường Đại học tổng hợp Sydney và Vườn thực thực vật Hoàng gia Sydney đã xác định nấm thuộc nhiên nấm Phytophthora nicotianae là tác nhân chính gây bệnh thối nõn dứa tại Đồng Giao, tỉnh Ninh Bình và Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Nấm này tồn tại trong đất và lây lan theo theo hom giống. 

Nấm Phytophthora nicotianae cũng tương tự như các nấm Phytophthora khác gây bệnh hại cây trồng. Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư cây bị bệnh và trong đất. Bào tử vách dày (Chlamydospore), kích thước trung bình 42, 5 – 45,5 μm, tồn tại rất lâu trong đất. Điều kiện thuận lợi đủ ẩm hay trong mùa mưa, bào tử vách dày nảy mầm, sợi nấm có thể ký sinh trực tiếp vào mô rễ và gây hại theo mạch dẫn của rễ và thân cây. Bào tử vách dày nảy mầm và hình thành các cơ quan sinh sản khác và sản sinh rất nhiều bào tử bọc (Sporangium) hình quả chanh, chiều dài lớn hơn 1,5 lần so với chiều rộng, kích thước 33 – 50 μm. Bào tử bọc sản sinh du động bào tử (Zoospore). Du động bào tử theo nước lây lan và gây  bệnh cho đồi dứa theo đường nước chảy và ở những vùng đọng nước cục bộ.

Ngoài gây bệnh trên dứa nấm  P. nicotianae còn gây bệnh trên nhiều loại cây trồng khác như: thuốc lá, ca cao, điều, mít, đu đủ, ớt, hồ tiêu, cam chanh, cao su … 

Nấm Phytophthora nicotianae gây bệnh thối nõn dứa

1.3 Phát sinh gây hại 

Nấm gây bệnh tồn tại trong đất,tàn dư cây trồng, vì thế ruộng trồng dứa liên tục trong nhiều năm thường bị bệnh nặng hơn.

Nấm cũng lây lan qua hom giống và gây bệnh cho vùng đất mới trồng dứa.

Nấm bệnh thường lây lan theo dòng nước chảy và người ta thường thấy vùng đất trũng,phần đất ở cuối dốc hoặc dọc theo các đường nước chảy có nhiều cây dứa bị bệnh hơn.

Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nóng ẩm và mưa nhiều. Bệnh thường gây hại quanh năm nhưng gây hại nặng hơn trong mùa hè ở các tỉnh phía Bắc và mùa mưa ở các tỉnh phía Nam.

Đất trung tính hoặc có độ pH cao như ở Đồng Giao tỉnh Ninh Bình; Hà Trung tỉnh Thanh Hoá .v.v. bệnh thường gây hại nặng hơn so với  dứa trồng trên đất chua phèn ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu long.

Giống dứa Cayenne (dứa Tây, thơm Tây) thường bị bệnh nặng hơn so với giống dứa Queen hay còn gọi lá dứa Hoa.

Ngoài gây bệnh trên dứa nấm P. nicotianae còn gây bệnh trên nhiều loại cây trồng khác như: thuốc lá, ca cao, điều, mít, đu đủ, ớt, hồ tiêu, cam chanh, cao su …

Biện pháp canh tác

Luân canh dứa với các cây trồng bị bệnh như: ngô, mía, đậu tương, lạc, vừng… sau mỗi chu kỳ trồng dứa trong vòng từ 2 - 3 năm trước khi trồng dứa trở lại.

Sử dụng hom giống từ các ruộng không bị bệnh hoặc từ giống dứa nuôi cấy mô.

Xây dựng hệ thống thoát nước trên ruộng nhất là trong mùa mưa bão.

Khi phát hiện cây bệnh trên đồng ruộng, tiến hành nhổ bỏ và tiêu huỷ, không vất cây bị bệnh trên đồng ruộng để hạn chế sự lây lan của bệnh.

Biện pháp thuốc BVTV

Trộn đều nấm Trichoderma với phân hữu cơ đã hoai mục bón lót trước khi trồng và trong quá trình chăm sóc để tăng cường hệ vi sinh vật đất, đối kháng với nấm gây bệnh tồn tại trong đất gây bệnh cho cây dứa.  

Tiến hành phun thuốc có chứa hoạt chất Fosetyl Aluminium, Metalaxy M, Phosphonate vào thời gian 7 - 10 ngày ở các đồi, vườn dứa trước khi tách hom dứa để làm giống.  

Xử lý hom giống bằng cách nhúng hom dứa vào các dung dịch thuốc có chứa hoạt: Fosetyl Aluminium, Metalaxy M, Phosphonate theo nồng độ hướng dẫn trước khi trồng.

(Liên hệ với chúng tôi).

Chuẩn bị hom giống và dung dịch thuốc hóa học để xử lý hom giống trước khi trồng Nhúng hom giống vào dung dịch thuốc hóa học trước khi trồng