Bài 3. Vi khuẩn hại cây cà chua tại Lâm Đồng

2.1 Đốm lá (Xanthomonas campestris):

Mô tả: Bệnh gây hại trên lá, thân và quả từ khi cây còn nhỏ đến khi thu hoạch. Trên lá, vết bệnh là những vết nhỏ trong mờ dạng giọt dầu, sau chuyển màu nâu đen, xung quanh màu vàng. Phần giữa đốm bệnh khô dần và thường bị rách.

Phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước. Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh. Luân canh với cây trồng khác.

- Biện pháp hóa học: sử dụng một số loại thuốc gốc đồng và kháng sinh để phòng trừ: Copper Oxychloride, Streptomycin, Oxytetracycline hydrochloride,  Validamicin, Steptomycin; Ningnanmycin, Kasugamycin; Cytosinpeptidemycin ….

- Các sản phẩm hướng dẫn có tên thương mại: Coc 85WP, Validamicin 50 EC; Poner 400SP; Linacin 40SL; Linacin 80SL; Golcol 20SL…

2.2 Héo xanh (Pseudomonas solanacearum):

Mô tả: Bệnh thường xuất hiện nặng thời kỳ ra hoa, tạo quả. Thường ban đầu cây có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng. Phần bị bệnh có dạng dịch nhày chứa nhiều vi khuẩn.

Phòng trừ:

- Trồng cà chua trên chân đất dễ thoát nước , Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước. Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh. Luân canh với cây trồng khác

- Biện pháp hóa học: tương tự bệnh đốm lá vi khuẩn

3. Virus

Mô tả: Virus gây xoăn lá cà chua lây nhiễm qua nhiều con đường – cơ giới (dụng cụ làm vườn) – môi giới (nhóm chích hút: bọ trĩ; bọ phấn; bọ cưa và rầy rệp). Cây bệnh sinh trưởng chậm, lá biến dạng xoăn vào trong hướng lên trên, lá có thể biến màu vàng hoặc nhợt nhạt, nhỏ lại về kích cỡ, số và chùm hoa giảm, trái nhỏ, giảm chất lượng, trái có thể chín sớm hoặc bị sượng, năng suất giảm rõ rệt.

Phòng trừ:

- Hiện tại chưa có thuốc phòng trị hữu hiệu

- Biện pháp hữu hiệu là chọn giống ít nhiễm; chăm sóc bón phân cân đối.

- Thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Vệ sịnh dụng cụ làm vườn.

- Cách ly nguồn bệnh (nhổ bỏ và thiêu hủy cây đã nhiễm).

- Quan trọng nhất là quản lý môi giới truyền bệnh nhóm chích hút.

4. Tuyến trùng (Meloidogyne sp)

Mô tả: Tuyến trùng chích hút rễ làm cho rễ cây phình ra tạo ra các khối u của rễ, làm cây phát triển chậm, còi cọc, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công như vi khuẩn gây bệnh héo xanh.

Phòng trừ:

- Luân canh cây trồng với cây hành. Tăng cường bón phân hữu cơ sẽ hạn chế tuyến trùng hại rễ. 

- Biện pháp hóa học: Xử dụng một số loại thuốc BVTV sau để phòng trừ: Chitosan; Cytokinin; Paecilomyces lilacinus; Abamectin; ….

- Chú ý: các sản phẩm cần được đấu phối hợp lý để đạt hiệu quả và không gây hại cho cây: Tham khảo tư vấn tại đại lý.

Kỹ sư Phạm Hoài Đức