Biện pháp giúp bà con nông dân phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa gieo sạ trong vụ Đông Xuân

Với đặc tính dễ thích nghi, sinh trưởng mạnh, cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa khiến lúa còi cọc, chậm phát triển. Không những vậy, cỏ dại còn là nơi cư trú của các loại dịch hại, chuột… Trong vụ Đông Xuân việc phun thuốc trừ coe sẽ khó đạt được hiệu quả cao do thời tiết mưa, lạnh kéo dài. Do vậy đòi hỏi bà con phải có thêm các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên đồng ruộng hiệu quả hơn.

Các biện pháp phân loại cỏ dại trên đồng ruộng

Muốn diệt trừ cỏ dại một các hiệu quả thì bà con phải nhận diện được chúng. Có như vậy thì mới có thể chọn đúng thuốc trừ cỏ và biện pháp tiêu diệt tận gốc.

Phòng trừ cỏ dại để ruộng lúa phát triển tốt.

Nhận biết theo chu kỳ sinh trưởng

Cỏ lâu năm: Có thời gian sống lâu hơn 1 năm. Loại cỏ này thường khó tiêu diệt bởi có bộ rễ, củ phát triển mạnh, khả năng sinh sản vô tính cũng cực kỳ mạnh.

Cỏ hàng năm: Vòng đời cỏ từ khi là hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 mùa canh tác trong năm. Sau khi hoàn thành vòng đời của mình, những loại cỏ dại này thường chết khô.

Nhận biết theo đặc điểm thực vật

Với cách nhận biết này, ta chia cỏ dại thành 3 nhóm là: Cỏ lá rộng, cỏ lá hẹp và cỏ chác lác.

Xem chi tiết về 3 nhóm cỏ dại tại đây: Các loại cỏ dại hại lúa thường gặp trên đồng ruộng.

  

3 nhóm cỏ chính.

Nhận biết theo hình thái

Cỏ 1 lá mầm: Đặc tính chung của loại này là lá hẹp, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ chùm, ăn nông. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cá biệt như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn hơn.

Cỏ 2 lá mầm: Thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm, rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng lộ ra ngoài.

Biện pháp phòng trừ cỏ dại

Biện pháp thủ công

Để hạn chế cỏ dại phát triển, trước khi gieo sạ bà con nên tiến hành thu gom rơm rạ, cỏ dại… của vụ trước và tiến hành tiêu hủy.

Chú ý đến công tác làm đất, nên cày bừa ruộng trước từ 15 đến 20 ngày để tàn dư cỏ dại, lúa lép bị vùi sâu xuống đất. Cách này cũng làm hạn chế các mầm mống gây bệnh cho cây lúa.

Ngoài việc làm đất thì xử lý và ngâm hạt giống vụ mới cũng là khâu cực kỳ quan trọng. Trong quá trình xử lý hạt giống bà con nên loại bỏ kỹ các hạt lép, hạt cỏ dại để tăng tỉ lệ hạt lúa nảy mầm giảm tỷ lệ cỏ dại sinh sôi.

Thêm vào đó, nên có hệ thống tưới tiêu nước tốt, tiến hành bón lót phân lân từ 20 – 25kg/500m2 đất để tạo ra môi trường thuận lợi cho cây lúa phát triển.

Sau khi tiến hành gieo sạ, bà con nên điều tiết mực nước trong ruộng ở từng thời điểm và giai đoạn sao cho thích hợp để giúp lúa phát triển nhanh.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Để thuốc có tác dụng tốt nhất bà con nên sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng loại, đúng kỹ thuật, đúng thời điểm và đúng liều lượng.

Sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt cỏ dại.

Xem chi tiết về nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc BVTV tại đây: Những biện pháp phòng trừ cỏ dại hiệu quả mà bà con nông dân cần biết để bảo vệ ruộng lúa.

Mong rằng với những kiến thức chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bà con nhận biết và tiêu diệt một cách hiệu quả cỏ dại trên đồng ruộng bảo vệ cây lúa.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo hotline: 0243.55.68.691