Để sản xuất thanh long bền vững, tỉnh Bình Thuận sẽ hình thành các vùng sản xuất theo thị trường xuất khẩu có chứng nhận hoặc cấp mã số vùng trồng.
Ngành nông nghiệp Bình Thuận sẽ tổ chức lại sản xuất thanh long. Ảnh: KS.
Sản xuất thanh long chưa bền vững
Sau dịch Covid-19, sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận bộc lộ rõ những tồn tại và hạn chế, đây cũng là một trong những yếu tố làm diện tích thanh long liên tục giảm.
Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, qua rà soát, toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 26.900ha thanh long, giảm hơn 3.000ha so với trước năm 2019, sản lượng hơn 600.000 tấn/năm.
Theo ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận, dù thanh long Bình Thuận hiện đã được xuất khẩu chính ngạch qua 20 thị trường (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Quatar, Ấn Độ, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE), các nước châu Âu (Đức, Hà Lan, Nga, Tây Ban Nha), châu Mỹ (Canada, Mỹ) và châu Đại Dương (Úc, New Zealand), tuy nhiên thị trường xuất khẩu chính vẫn là Trung Quốc. Sản lượng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức biên mậu chiếm tỷ trọng rất lớn.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/binh-thuan-to-chuc-lai-san-xuat-thanh-long-d407426.html