Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Pháp ủng hộ hoãn lệnh cấm glyphosate

Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Didier Guillaume đã bênh vực quyết định hoãn lệnh cấm glyphosate đến năm 2020, vì cho rằng có một số nông dân sẽ không thể tiếp tục sản xuất nếu chính phủ thi hành lệnh cấm.

“Nếu chúng ta cấm glyphosate, thì hiện tại có một số lượng nhất định người nông dân sẽ không thể tiếp tục sản xuất”, Ouest-France trích dẫn lời Guillaume cho biết thêm rằng mục đích của ông là để tránh một “cuộc tranh luận gay gắt” giữa các nhà lập pháp và đa số người dân.

Vào tháng Chín 2018, các nhà lập pháp của Pháp đã từ chối bổ sung một lệnh cấm glyphosate trong một dự luật nông nghiệp và lương thực trong bối cảnh thiếu một sự thay thế. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hứa sẽ loại bỏ dần glyphosate trong vòng ba năm, vào năm 2020.

“Một số chính trị gia tuyên bố ầm ĩ chống glyphosate trước khi cuộc bầu cử của họ, nhưng họ lại trở lại với thực tế sau đó”, Cao ủy EU về Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Vytenis Andriukaitis, gần đây đã nói với EURACTIV.com trong một cuộc phỏng vấn.

Guillaume đã nhắc lại cam kết của chính phủ để dần loại bỏ glyphosate nhưng để ngỏ cánh cửa cho một sự trì hoãn trong vài tháng.

 “Chúng ta có hai năm rưỡi từ thời hạn này, nếu đó là ba năm và một vài tháng, đây không phải là một vấn đề”, ông nói.

Thành viên của MEP Pháp (members of the European Parliament for France) Angélique Delahaye, cảnh báo trong tháng 10 năm 2017 rằng lệnh cấm sẽ rất khó khăn, nhưng không phải không thể, để tìm một sự thay thế glyphosate.

“Các nước thành viên không nên đạo đức giả đề xuất một lệnh cấm ngay lập tức và đồng thời nói với người nông dân không phải sợ, “chúng tôi sẽ tìm một giải pháp” [...] này là không thực tế”, Delahaye nói EURACTIV.

Glyphosate là một hoạt chất đã tạo ra một cuộc tranh luận nóng tại Brussels (Bỉ). Đó là thành phần chính của chất trừ cỏ dùng phổ biến nhất trên thế giới – Roundup của Monsanto.

Các cơ quan an toàn thực phẩm trên toàn thế giới đã nói glyphosate không gây ung thư nếu sử dụng đúng cách. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) và Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) đều “bật đèn xanh” đối với việc sử dụng hoạt chất trừ cỏ này.

Một tổ chức nói glyphosate là “có lẽ gây ung thư” là Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC). Trên cơ sở đó, một số nhà hoạt động môi trường đã phát động chiến dịch cấm sử dụng glyphosate ở châu Âu.

Ngành công nghiệp cho biết các nhà hoạch định chính sách của EU nên quyết định dựa trên bằng chứng khoa học và tránh “cảm tính” (Tạm dịch từ: emotionalizing) trong khoa học thuần túy, trong khi NGO (non-governmental organization) chỉ ra rằng trường hợp glyphosate là một nguyên nhân gây ra xung đột giữa các nhà khoa học.

Sau những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng, Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên quyết định vào tháng 11/2018 lại cấp phép sử dụng cho glyphosate trong 5 năm.

Khuivandam

Dịch từ: France's Ag Minister now supports postponement of glyphosate ban. (AgroNews. 23/10/2018.

Nguồn: EurActiv.com