Cây gai xanh, hướng chuyển đổi cây trồng mới cho Nghệ An

Qua trồng thử nghiệm tại Nghệ An cho thấy cây gai xanh sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và thu nhập cao hơn với nhiều loại cây trồng khác hiện nay.

Cây trồng đa dụng

Gai xanh là loại cây đã có từ ngàn xưa. Tổ tiên chúng ta đã biết dùng sợi gai để bện thừng. Cho tới nay, gai được xếp là loại cây công nghiệp, sản phẩm chính của nó là sợi. Sợi gai có độ bền gấp 7 lần so với sợi tơ tằm và 8 lần so với sợi bông. Nó còn được dùng để đan lưới đánh cá, dệt vải bố, vải tuy thô nhưng rất bền. Vì sợi gai bền, không bị giãn, không truyền điện, tỏa nhiệt nhanh, nên nó được pha trộn với bông, với len để dệt thành vải; làm dù bay, làm bạt che mưa che nắng, làm vải lót lốp xe ô tô; làm bao bọc dây điện...

Mô hình trồng cây gai xanh năm thứ 5 tại hộ ông Đặng Trọng Quán, xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Ảnh: Hồng Giang.

Mô hình trồng cây gai xanh năm thứ 5 tại hộ ông Đặng Trọng Quán, xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Ảnh: Hồng Giang.

Lá gai được dùng để làm bánh, là loại bánh rất đặc biệt. Có nơi còn dùng lá gai để làm trà thay cho chè xanh. Nếu có nhiều lá, người ta có thể nấu làm thức ăn cho gia súc hoặc ủ làm phân bón cho cây trồng. Thân và cành cây gai được dùng làm nguyên liệu giấy. Rễ cây gai là một vị thuốc chống viêm, chống động thai và chảy máu… Nhìn chung, cây gai có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, lâu nay cây gai chưa được quan tâm đúng mức, chưa được khai thác hết giá trị. Người ta thường coi đó là loại cây phụ nên chỉ trồng xen trong vườn hoặc các bãi hoang ven sông, suối.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/cay-gai-xanh-huong-chuyen-doi-cay-trong-moi-cho-nghe-an-d320859.html