BÌNH ĐỊNH - Với khả năng chịu hạn rất tốt, cây mè (vừng) đang là sự lựa chọn mang lại lợi nhuận cao để thay thế diện tích đất lúa khó khăn về nước tưới, giá trị thấp.
Tây Sơn là huyện trung du của tỉnh Bình Định, có thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt, nhất là trong mùa nắng nóng. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp ở huyện Tây Sơn ngày càng bất thuận do hạn hán.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, những năm qua, Tây Sơn đã tăng diện tích trồng mè trên địa bàn, vì mè là loại cây chống chịu hạn rất tốt, ít có nhu cầu sử dụng nước tưới, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước tưới, đất sản xuất mía, mì (sắn) kém hiệu quả.
Mô hình trồng thâm canh cây mè trên đất chuyển đổi tại thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang (huyện Tây Sơn, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tây Sơn đã có 500ha mè, năng suất đạt bình quân 9 tạ/ha. Năng suất này đã tăng hơn so với những năm trước đây, tuy nhiên vẫn còn thấp do nông dân tại địa phương sử dụng giống mè cũ đã thoái hóa nên khả năng chống chịu với sâu bệnh, biến động của thời tiết kém.
Từ thực tế trên, trong năm 2023, Sở NN-PTNT Bình Định chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tây Sơn thực hiện mô hình thâm canh cây mè trên đất chuyển đổi nhằm chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân. Đồng thời đánh giá năng suất, hiệu quả kinh tế khi chuyển đổi từ cây sắn, mía, đậu đỗ sang cây trồng cạn khác tại địa phương. Mô hình được xây dựng trong vụ hè thu 2023 tại thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang (huyện Tây Sơn) với diện tích 2ha trước đây là đất trồng lúa kém hiệu quả, với 6 hộ nông dân tham gia.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/cay-me-giup-vung-kho-han-de-ra-tien-d355577.html