Chăm sóc cây cà phê trong mùa khô ở Tây Nguyên

Tây Nguyên là ‘thủ phủ’ của cây cà phê ở nước ta với 639.000ha, chiếm gần 90% diện tích cà phê cả nước, trong đó 85% là cà phê vối.

Tây Nguyên có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa khô từ 5 đến 6 tháng, bắt đầu vào khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau. Mùa này có gió mạnh làm tăng sự bốc thoát hơi nước từ đất, từ cây.

Chăm sóc cây cà phê trong mùa khô ở Tây Nguyên, ngoài kỹ thuật cắt tỉa cành sau khi thu hoạch thì tập trung vào 2 vấn đề tưới nước và bón phân.

nong duoc viet nam hồ tiêu, cà phê

Tưới nước trong mùa khô để duy trì sự sống cho cây, điều khiển ra hoa tập trung, hoa thụ phấn, đậu quả tốt. Bón phân trong mùa khô để cây phục hồi sinh trưởng sau thời gian dài nuôi quả năm trước và cũng giúp vào sự đậu quả, nuôi quả non tốt.

Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài và khắc nghiệt, để vườn cà phê vối đạt năng suất cao nếu được chăm bón đúng kỹ thuật.

Khô hạn kéo dài giúp cây cà phê phân hóa mầm hoa tối đa, sau đó việc chủ động tưới nước sẽ giúp cây cây phê nở hoa đồng loạt, làm tiền đề đạt được năng suất cao.

Ở những vùng trồng cà phê mà không có mùa khô rõ rệt, hoa không phân hóa nhiều và tập trung, hoa nở lai rai nhiều lần trong năm và sẽ khó đạt năng suất cao như cà phê trồng ở vùng Tây Nguyên nước ta.

Ở Tây Nguyên, sau khi thu hoạch xong và cây cà phê đã trải qua thời kỳ khô hạn kéo dài từ 2-3 tháng, đến tháng 1 năm sau hoa đã phân hóa đầy đủ.

Các nụ hoa đã phân hóa đến các đốt ngoài cùng của cành mang quả và có màu trắng ngà, lá cà phê có biểu hiện hơi héo vào ban trưa.

Đây là lúc cây cần được tưới đủ nước để hoa nở. Tưới nước sớm không đúng thời điểm có thể ức chế sự phân hóa mầm hoa khiến hoa ra ít, không tập trung, có thể làm giảm năng suất.

Tưới muộn quá, ảnh hưởng tới sức khỏe cây, lá rụng nhiều, hoa và cành có thể bị khô sau khi nở, cũng không đạt được năng suất cao.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/cham-soc-cay-ca-phe-trong-mua-kho-o-tay-nguyen-d373011.html