Chặt tỉa củ treo, cây già cỗi để tăng năng suất măng tre Bát Độ

YÊN BÁI - Việc chú trọng chặt tỉa củ treo, củ nổi, lựa chọn cây mẹ, bón phân... sẽ giúp cho măng tre Bát Độ sinh trưởng tốt, măng ra sớm hơn, tăng năng xuất, chất lượng.

Tre măng Bát Độ được đưa vào trồng ở huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) từ năm 2003, đến nay đã trở thành cây chủ lực giúp làm giàu cho hàng nghìn hộ dân ở các xã vùng cao, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trấn Yên như các xã Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh…

Tổng diện tích tre măng Bát Độ toàn huyện hiện có hơn 4.200ha, sản lượng măng thương phẩm thu hoạch hàng năm đạt trên 30.000 tấn, giá trị thu nhập gần 200 tỷ đồng.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân chăm sóc vườn tre măng Bát Độ. nong duoc viet nam

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân chăm sóc vườn tre măng Bát Độ. Ảnh: Thanh Tiến.

Tuy nhiên hiện nay, năng suất, sản lượng măng chưa đạt được so với tiềm năng. Nguyên nhân bởi nhiều diện tích người dân chỉ khai thác mà không đầu tư thâm canh, diện tích được bón phân hàng năm không đáng kể. Đặc biệt, việc khai thác măng và chăm sóc, dọn tỉa vệ sinh vườn tre chưa áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật nên năng suất ở những diện tích trồng lâu năm đang có chiều hướng giảm dần.

Bà Trần Thị Hoàn Liên – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết, thời gian qua, huyện luôn quan tâm mở rộng diện tích tre măng Bát Độ ở các xã có nhiều đất lâm nghiệp; đồng thời chú trọng thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện tích tre già cỗi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có hàng nghìn ha chưa được thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật, tình trạng để nhiều cây mẹ, củ treo, củ nổi khiến khóm tre không còn khoảng trống để sinh măng mới.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/chat-tia-cu-treo-cay-gia-coi-de-tang-nang-suat-mang-tre-bat-do-d371469.html