Đã có cách để tỏi Lý Sơn bớt lệ thuộc vào 'ông trời'

Thương hiệu tỏi Lý Sơn đã nổi tiếng cả nước, nhưng việc sản xuất ngày càng đối mặt với thách thức về thiên tai, dịch bệnh, nhất là ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Thách thức từ thực tiễn

Tỏi là cây trồng có từ lâu đời ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Thương hiệu tỏi Lý Sơn nổi tiếng khắp cả nước với hương vị đặc trưng, rất được thị trường ưa chuộng. Mặc dù vậy, việc sản xuất tỏi của người dân trên địa bàn huyện này gặp nhiều khó khăn do thời tiết, sâu bệnh, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, giá cả bấp bênh.

Empty

Diện tích cây tỏi ở huyện Lý Sơn hiện tại khoảng 330ha. Ảnh: L.K.

Hiện nay, việc sản xuất cây tỏi ở huyện Lý Sơn vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống. Theo đó, cứ qua 1 đến 2 năm, người dân sẽ tiến hành bổ sung đất và thay cát trên đồng ruộng một lần. Nguồn đất để sản xuất cây tỏi chủ yếu là đất đỏ bazan ở địa phương và cát san hô hút lên từ dưới đáy biển.

Đất bazan sẽ được bổ sung bằng việc đào xới xuống sâu hoặc khai thác từ những vùng chân đồi. Lớp đất này có tác dụng cung cấp dinh dưỡng, giữ nước, hạn chế sâu bệnh hại. Cát san hô phủ lên bề mặt sẽ giữ ẩm, làm sạch lá khi trời mưa và mát củ khi trời nắng, hạn chế sâu bệnh hại, tạo độ xốp để củ phát triển, từ đó làm tăng năng suất và chất lượng của cây tỏi.

Với diện tích sản xuất tỏi hiện nay ở huyện Lý Sơn khoảng 330ha, mỗi năm vùng đất đảo này có đến hàng trăm nghìn m3 đất, cát để thay thế cũng như loại bỏ. Hệ lụy dẫn đến môi trường sinh thái chung của toàn huyện, nhất là môi trường sinh thái biển bị ảnh hưởng bởi sự xâm thực đang diễn ra với cường độ lớn và tốc độ nhanh. Thêm nữa, cách làm này cũng phát sinh chi phí khá cao.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/da-co-cach-de-toi-ly-son-bot-le-thuoc-vao-ong-troi-d344857.html