Đồng bào Pa Kô ngỡ ngàng với mô hình thâm canh chuối

QUẢNG TRỊ - Lần đầu được chứng kiến cách trồng chuối với kỹ thuật bón phân, bao buồng..., những buồng chuối to dài, quả đều tăm tắp, đồng bào Pa Kô ở Quảng Trị không khỏi ngỡ ngàng.

Vườn chuối gia đình anh Tia. nong duoc viet nam

Vườn chuối gia đình anh Tia. Ảnh: Việt Toàn.

Từ trước đến nay, người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đakrông (Quảng Trị) dọc Quốc lộ 14 trồng chuối không theo một quy trình nào, trồng với mật độ khá dày, khoảng 4.000 - 5.000 cây/ha, phương thức canh tác chủ yếu “nhờ trời”, năng suất thấp, buồng ngắn, ít nải.

Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai mô hình thí điểm trồng thâm canh chuối tiêu hồng với diện tích 1ha (2.200 cây) tại gia đình ông Hồ Văn Tia, dân tộc Pa Kô ở thôn A Ngo (xã A Ngo, huyện Đakrông). Đây là mô hình thuộc đề tài khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh chuối tiêu hồng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị”. Sau 2 năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực cả về kinh tế và xã hội.

Đồng bào dân tộc quanh vùng thấy lạ, bởi đây là lần đầu tiên họ thấy mô hình trồng chuối có bón phân, bao buồng, toàn bộ ruộng chuối trổ hoa cùng một lúc, buồng dài, nải to, chuối chín màu vàng sáng, chất lượng thơm ngon, có thể để dài ngày. Mô hình mang lại lợi nhuận 80 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 3 lần so với các loại cây trồng khác. Vì vậy nhiều hộ dân trên địa bàn các xã lân cận và một số xã của huyện Vĩnh Linh đã đến tìm hiểu học tập, mua các chồi con về triển khai nhân rộng sản xuất.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/dong-bao-pa-ko-ngo-ngang-voi-mo-hinh-tham-canh-chuoi-d363737.html