Giảm nghèo nhờ cây thốt nốt

Tỉnh An Giang hỗ trợ bà con Khmer vùng Bảy Núi giảm nghèo bền vững tránh tình trạng tái nghèo dựa vào đặc thù trồng cây thốt nốt theo chuỗi giá trị gắn liên kết.

Cây thốt nốt được trồng nhiều nhất ở vùng Bảy Núi (An Giang), nơi có đông đồng bào Khmer. nong duoc viet nam

Cây thốt nốt được trồng nhiều nhất ở vùng Bảy Núi (An Giang), nơi có đông đồng bào Khmer. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thốt nốt trở thành cây sinh kế bền vững

Thốt nốt là cây trồng đặc trưng với số lượng lớn ở vùng Bảy Núi, tập trung ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên (An Giang). Trong nhiều năm qua, cây trồng này đã trở thành cây sinh kế bền vững với phần lớn các hộ gia đình Khmer. Hầu hết các bộ phận trên cây thốt nốt đều được bà con nông dân khai thác, tận dụng để tạo ra nhiều sản phẩm hữu dụng khác nhau, mang lại thu nhập khá.

Theo kết quả thống kê, trên địa bàn huyện Tri Tôn có gần 11.000 cây thốt nốt được trồng rải rác khắp các xã. Bà con nông dân Khmer phần lớn khai thác trái thốt nốt tươi và nước mật để tạo ra thực phẩm tiêu dùng hàng ngày bán cho các quán nước giải khát và sản xuất ra đường thốt nốt bán cho người tiêu dùng ở các chợ. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sản phẩm từ cây thốt nốt của bà con Khmer vẫn theo lối truyền thống thủ công nên sản lượng và chất lượng không đảm bảo yêu cầu của thị trường.

Thu hoạch trái thốt nốt. nong duoc viet nam

Thu hoạch trái thốt nốt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giảm nghèo bền vững là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước, đặc biệt là tại những địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo… Dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà đại diện là Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo, tại các địa phương xây dựng mô hình giảm nghèo và khuyến khích các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ tham gia. Tuy vậy, bất kỳ mô hình giảm nghèo nào cũng rất khó nhân rộng mà phải dựa vào đặc thù của địa phương để xây dựng và phát triển.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/giam-ngheo-nho-cay-thot-not-d367249.html