'Hiến kế' diệt lúa ma

LONG AN - Quê tôi là vùng lúa nước trời, mỗi năm 2 vụ lúa, hè thu và đông xuân, nên để diệt lúa ma, bà con thường sẽ lợi dụng vào chu kỳ tự nhiên hàng năm.

Đọc bài viết “Lúa ma lấn át lúa thường” trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 1/4/2022, tôi xin được hiến kế cách diệt lúa ma trên 4 công ruộng do tôi canh tác trong nhiều năm qua nói riêng và của nông dân xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nói chung.

Vì sao có lúa ma?

Lúa ma là tên gọi phổ biến của quê tôi vì một lý do rất đơn giản: Những hạt lúa này nằm trong lòng đất nẩy mầm rất mạnh, lên nhanh, cây mạ xinh tươi tốt, chu kỳ phát triển cây lúa ma cũng tốt, nhưng cuối cùng gần đến lúc thu hoạch thì chỉ còn lại… trơ thân cây vì hạt lúa ma đều rụng xuồng nền đất ruộng lúa lúc nào không hay.

Nông dân Thái Bình vất vả vì lúa ma 'chèn ép' lúa thường, mất rất nhiều công nhổ bỏ trong vụ lúa đông xuân năm nay. Ảnh: Trung Quân.

Nông dân Thái Bình vất vả vì lúa ma "chèn ép" lúa thường, mất rất nhiều công nhổ bỏ trong vụ lúa đông xuân năm nay. Ảnh: Trung Quân.

Người dân quê tôi còn gọi lúa ma là lúa cỏ hay lúa nền. Nguyên nhân có lúa ma, theo tôi không có gì là lạ. Theo kinh nghiệm bản thân tôi thì lúa ma được hình thành từ 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, thường thì các giống lúa được nông dân gieo sạ hiện nay là giống được lai tạo từ các giống lúa có nhiều ưu điểm vượt trội như thấp lùn, cứng cây, chịu mặn, năng suất cao, có mùi thơm... Vì thế nên tính đặc trưng về giống chỉ còn giữ lại ở thể F1. Sau 1 vụ gieo sạ và thu hoạch giống xác nhận, qua vụ thứ 2, thứ 3, giống bị phân ly và lộ ra các cây lúa như hạt lúa đen, hoặc có sọc đen, năng suất thấp, kích cỡ hạt gạo không đều, có đầu ruồi (đen đầu) trông không bóng mượt. Nếu cứ tiếp tục lấy lúa ấy làm giống tiếp thì sẽ xảy ra hiện tượng lúa ma.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/hien-ke-diet-lua-ma-d321171.html