Hòa Bình trao đổi, thông tin thêm về bài báo 'Tan tác vùng cam Cao Phong'

Ngày 19/9, Sở NN-PTNT Hòa Bình có văn bản gửi Báo Nông nghiệp Việt Nam trao đổi, cung cấp thêm một số thông tin về nội dung bài báo 'Tan tác vùng cam Cao Phong'.

Ngày 18/9/2023, Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng bài "Tan tác vùng cam Cao Phong". Xung quanh nội dung bài viết, hôm nay (19/9), Sở NN-PTNT Hòa Bình đã có văn bản gửi Báo Nông nghiệp Việt Nam trao đổi, cung cấp thêm một số thông tin về vấn đề này.

1. Theo thông tin của Sở NN-PTNT Hòa Bình tại văn bản gửi Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 19/9, cam là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Hòa Bình. Thời kỳ cao điểm (2018) cả tỉnh có khoảng 5,1 ngàn ha; đến năm 2022, diện tích cam toàn tỉnh có 4.112ha, trồng tập trung nhất tại huyện Cao Phong. Giai đoạn 2018 - 2022 cũng là thời điểm hết chu kỳ khai thác của nhiều diện tích trồng trong thời điểm 2008 - 2013 (tùy theo giống).

Trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm diện tích trồng mới khoảng 300ha, nhưng diện tích hết chu kỳ khai thác và một số diện tích bị sâu bệnh nặng phải tiêu hủy khoảng 400 - 500ha/năm. Tính riêng tại huyện Cao Phong, từ khi bắt đầu trồng cam (những năm 1960) đến nay đã qua 4 - 5 chu kỳ trồng tái canh. Chu kỳ gần đây nhất cũng là chu kỳ có diện tích trồng lớn nhất, do vậy khi hết chu kỳ canh tác thì diện tích phải hủy đi trồng lại cũng lớn nhất. Điều này dễ gây ra nhận định về việc vùng canh tác bị phá vỡ, tuy nhiên đây là điều bình thường trong canh tác cam.

Những năm gần đây, nhiều chủ vườn ở Cao Phong hiện nay đã hạn chế dùng hóa chất, thuốc BVTV và chuyển sang phân bón hữu cơ. Ảnh: Kiên Trung.

Những năm gần đây, nhiều chủ vườn ở Cao Phong hiện nay đã hạn chế dùng hóa chất, thuốc BVTV và chuyển sang phân bón hữu cơ. Ảnh: Kiên Trung.

2. Trong giai đoạn tăng nhanh diện tích cam (2012 - 2017), một số diện tích cam không đáp ứng được các yêu cầu về nguồn giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh... dẫn đến vườn cây không đem lại hiệu quả kinh tế, phải hủy sớm. Những nguyên nhân gây suy thoái vườn cam đã được đề án "Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030" chỉ ra và xác định rõ các giải pháp khắc phục. Đến nay, đề án tái canh đang được Sở NN-PTNT Hòa Bình phối hợp với UBND huyện Cao Phong triển khai bài bản, chặt chẽ. Đã có nhiều kết quả ban đầu quan trọng như:

- Hệ thống hạ tầng (giao thông nội đồng, điện nội đồng, cấp nước) tiếp tục được đầu tư nâng cấp, xây mới.

- Đã vận hành ổn định hệ thống nhà lưới 3 cấp đủ khả năng cung cấp cây giống sạch bệnh, đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia cho toàn bộ vùng trồng cây có múi của cả tỉnh.

- Hội đồng Nhân dân tỉnh đã thông qua chính sách hỗ trợ cây giống cho diện tích trồng tái canh cây cam tại huyện Cao Phong đến 2025, mức hỗ trợ 100% chi phí mua cây giống sạch bệnh, đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia.

- Đã cấp được 03 mã số vùng trồng, diện tích trên 30ha.

- Đang thực hiện mô hình cánh đồng mẫu về tái canh cây cam tại huyện Cao Phong, quy mô gần 14ha.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/hoa-binh-trao-doi-thong-tin-them-ve-bai-bao-tan-tac-vung-cam-cao-phong-d362536.html