YÊN BÁI - Giống khoai sọ bản địa được người Mông ở huyện Trạm Tấu trồng trên các triền núi đá với khí hậu ôn hòa quanh năm, cho chất lượng củ dẻo thơm, giàu dinh dưỡng.
Diện tích trồng khoai sọ nương ngày càng được mở rộng ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Thanh Tiến.
Đặc sản của núi rừng Trạm Tấu
Khoai sọ có tên khoa học là Colocasia esculenta, thuộc họ ráy. Thân được chia làm hai phần, thân chính (rễ) phình to thành củ, gồm một củ cái và nhiều củ con mọc xung quanh. Phía trên là thân giả phát triển thành các bẹ lá, xếp lại với nhau. Ngoài hàm lượng lớn xơ và tinh bột, khoai sọ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, chất béo, canxi, sắt, mangan, vitamin C, vitamin E…
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trạm Tấu, cây khoai sọ trồng ở địa phương là giống khoai bản địa, được người dân trồng chủ yếu trên các triền núi đá, khí hậu ôn hòa. Đất đai ở núi rừng nơi đây có nhiều mùn, khoáng chất nên chất lượng củ khoai sọ đặc biệt thơm ngon.
Bà con ở các địa phương trong huyện thường trồng khoai sọ từ giữa tháng 3 hàng năm khi thời tiết ở Trạm Tấu có mưa nhiều, đất trên nương đồi ẩm ướt. Sau khoảng 6 tháng chăm sóc, vụ thu hoạch diễn ra từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11 lúc mùa mưa đã chấm dứt.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/khoai-so-nuong-cho-thu-nhap-120-trieu-dong-ha-d402353.html