Không sản xuất vụ đông xuân muộn ở vùng có nguy cơ hạn mặn

ĐBSCL Mặc dù giá lúa đang rất cao, tuy nhiên các địa phương vùng ĐBSCL khuyến cáo bà con nông dân ở khu vực thường xuyên chịu rủi ro của hạn mặn không nên xuống giống.

Không khuyến khích sản xuất vụ đông xuân muộn

Huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng là địa phương giáp biển, đã và đang chịu tác động của xâm nhập mặn vào mùa khô. Trước đây, bà con trong vùng phất lên nhờ sản xuất 3 vụ lúa/năm. Tuy nhiên từ đợt hạn mặn lịch sử giai đoạn 2015 – 2016 đến nay, hầu như nông dân thất trắng khi làm lúa vụ 3 vì thiếu nước tưới, các kênh trong nội đồng cạn khô. Vì thế bà con đã chuyển sang sản xuất 2 vụ để tránh rủi ro khi nước mặn lên.

Nông dân huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đang thu hoạch rộ lúa đông xuân chính vụ. Dự kiến khoảng 6.000ha lúa đông xuân muộn sẽ được bà con xuống giống rơi vào thời điểm ảnh hưởng của hạn mặn. nong duoc viet nam

Nông dân huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đang thu hoạch rộ lúa đông xuân chính vụ. Dự kiến khoảng 6.000ha lúa đông xuân muộn sẽ được bà con xuống giống rơi vào thời điểm ảnh hưởng của hạn mặn. Ảnh: Kim Anh.

Sống cố cựu trên vùng đất này, ông Phạm Hoàng Trân ở xã Long Đức (huyện Long Phú) nhận thấy nước mặn thường sẽ xuất hiện từ tháng 1 (dương lịch) và kéo dài đến tháng 4 (tùy năm). Riêng năm 2024, nước mặn xuất hiện sớm hơn từ đầu năm, tuy nhiên nhờ nằm trong vùng đê bao khép kín nên diện tích lúa đông xuân 2023 – 2024 của gia đình ông không bị ảnh hưởng.

Ông Trân cho hay, dù đã được ngành chức năng khuyến cáo không sạ lúa vụ 3 để tránh rủi ro, nhưng nhiều bà con trong xã vẫn “nôn nao” tiếp tục xuống giống sau khi thu hoạch vụ đông xuân 2023 – 2024 vì giá lúa đang ở mức cao.

“Vùng này có năm mặn nhiều, năm mặn ít, con nước này mặn, con nước sau ngọt lại cũng không chừng. Do đó, cách trữ nước ngọt cho vùng sản xuất lúa của địa phương chủ yếu là đưa nước ngọt vào các kênh mương, đến khi nước mặn lên thì đóng cống lại”, ông Trân chia sẻ kinh nghiệm.

Tuy nhiên, cách làm này chỉ phát huy hiệu quả ngăn mặn trong thời gian ngắn. Những năm nước mặn kéo dài, việc đóng cống khiến nước trong nội đồng cạn dần. Bà con trong vùng đành bỏ ruộng trống, phơi đất, đợi đến mùa mưa mới bắt đầu gieo sạ. Tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến việc phát triển các loại cây trồng khác xen cây lúa không hiệu quả.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/khong-san-xuat-vu-dong-xuan-muon-o-vung-co-nguy-co-han-man-d374957.html