Không tăng diện tích cà phê, tập trung tái canh

Hiện nay, diện tích cà phê của cả nước đã vượt quy hoạch, do đó 10 năm tới sẽ không mở rộng mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất, giá trị gia tăng.

Những diện tích cà phê tái canh, kết hợp áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, sinh thái, bền vững đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Ảnh: Minh Quý.

Những diện tích cà phê tái canh, kết hợp áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, sinh thái, bền vững đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Ảnh: Minh Quý.

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cùng phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên vừa tổ chức hội thảo về xây dựng đề án “Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030”.

Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, doanh nghiệp trong sản xuất chế biến, xuất khẩu nông sản để hoàn thiện báo cáo “Hiện trạng và định hướng phát triển cây cao su, cà phê, hồ tiêu và cây điều đến năm 2030”.

Năng suất cao nhưng vẫn còn kiểu "ăn xổi"

Diện tích cà phê Việt Nam năm 2022 đạt 709 nghìn ha, tăng 1,21 lần so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2022 đạt trên 2%/năm. Năng suất bình quân cả nước năm 2022 đạt 29 tạ/ha, tăng 1,24 lần so với năm 2011. Sản lượng tăng từ 1,277 triệu tấn năm 2011 lên 1,886 triệu tấn năm 2022.

Theo ông Lê Bá Hoài, chuyên viên Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, diện tích cà phê trên 15 năm tuổi tại Tây Nguyên hiện nay khoảng hơn 132 nghìn ha, chiếm trên 50% diện tích của vùng. Trong đó, Đắk Lắk có tỷ lệ vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp lớn nhất cả nước. Đối với cà phê chè, diện tích già cỗi chiếm trên 27%.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/khong-tang-dien-tich-ca-phe-tap-trung-tai-canh-d353934.html