Khuyến nông 'xắn tay' đưa nhanh giống sắn kháng khảm lá ra sản xuất

Sắn là cây trồng chủ lực tại tỉnh biên giới Tây Ninh. Với vai trò là bạn đồng hành của nhà nông, Khuyến nông Tây Ninh đã giúp bà con sống khoẻ với cây sắn.

Nơi cây sắn không bị "bỏ đói"

Tại vùng Đông Nam bộ, nếu nói đến cây ăn quả thì nhắc đến Đồng Nai, cây công nghiệp lâu năm như tiêu, điều, cao su thì có Bình Phước, thuỷ sản có Bà Rịa - Vũng Tàu. Còn Tây Ninh - mảnh đất đầy nắng và gió của vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc, cây sắn (mì) từ lâu đã trở thành cây trồng chủ lực của người dân nơi đây.

Để cây sắn có chỗ đứng vững chắc trong ngành nông nghiệp Tây Ninh, có vai trò không nhỏ của hệ thống khuyến nông.

Từ cây xoá đói giảm nghèo, sắn trở thành cây trồng chủ lực trên đất Tây Ninh. nong duoc viet nam

Từ cây xoá đói giảm nghèo, sắn trở thành cây trồng chủ lực trên đất Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Theo người dân địa phương, cây sắn du nhập vào Tây Ninh từ thế kỷ 18. Nhờ phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, lại cũng dễ trồng, ít công chăm sóc, năng suất cao, giá bán ổn định và là nguyên liệu thông dụng trong các ngành công nghiệp chế biến nên cây sắn được trồng phổ biến tại Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Cây trồng này đã giúp nông dân Tây Ninh xóa đói giảm nghèo, thậm chí không ít nông dân đã đổi đời từ cây sắn.

Tỉnh Tây Ninh đã có nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ nông dân trồng sắn, trong đó, nòng cốt là lực lượng khuyến nông. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh đã đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như công tác nghiên cứu, chọn tạo ra giống sắn mới và các phương pháp canh tác mới như xen canh, luân canh… giúp người trồng sắn thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/khuyen-nong-xan-tay-dua-nhanh-giong-san-khang-kham-la-ra-san-xuat-d375088.html