Làm giàu từ thứ cây đàn trâu tranh nhau ăn trên rừng

HÒA BÌNH - Đi chăn trâu trên núi, thấy chúng cứ tranh nhau ăn loại cây cao ngang ngực, người ta tò mò nhấm thử vài lá rồi nhổ ra để kiểm tra xem có độc hay không...

Ăn không say, không chết mà lại ngon

Bà Bùi Thị Líu ở xóm Cao, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) năm nay 70 tuổi kể rằng, tới năm 40 tuổi bà mới biết ăn rau mít rừng nhưng ông Bùi Văn Ruồng chồng bà thì từ nhỏ đã biết ăn loại lá này. Ông bảo, đem lá nấu cá, nấu cua cũng hợp nhưng ngon nhất phải là xào cùng thịt trâu.

Điều đặc biệt là do nhựa của cây có tính a xít nên khi hái, ngày xưa người Mường không dùng tay ngắt mà dứt từng ngọn, ngày nay có găng thì đỡ hơn, khi chế biến phải nấu kỹ chứ không ăn tái. Món mít rừng được đồng bào trân trọng bày lên bàn thờ những ngày rằm, mồng một hay lễ, Tết nhưng phải xào riêng, không bỏ tỏi bởi quan niệm tỏi sẽ đuổi ma.

Empty

Vợ chồng ông Bùi Văn Ruồng: "Xưa lên núi thấy trâu tranh nhau ăn rau mít rừng nên người mới hái về ăn thử". Ảnh: Dương Đình Tường.

Hồi ông Ruồng đi bộ đội, thấy đơn vị sống trong rừng mà lại thiếu rau nên mới hái rau mít rừng về chế biến thì thủ trưởng sợ độc, bảo ông phải ăn thử một mình trong 3 ngày, nếu không bị sao mới đồng ý cho các đồng đội ăn. Hồi đi dạy học ở xã Trường Sơn, ông để ý thấy người Dao từ lâu đã biết ăn rau mít rừng, còn trước cả người Mường.

Anh Bùi Văn Khánh, con trai ông về sau lại tiếp tục sự nghiệp dạy học của bố. Khi thấy quán Hà Linh ở trong vùng thu mua rau mít rừng về đồ lẫn cùng các loại rau thập cẩm như hoa chuối, lạc tiên, bông bạc, lá đu đủ… được khách khen ngon, bán tới 40.000đ/kg nên anh Khánh về bàn với vợ: “Nhà mình trồng rau mít bán đi, mai kia khách mua nhiều, sẵn có mà hái chứ không phải lên đồi, mà nhiều khi người ta hái hết rồi”. Chị Bùi Thị Xuyến, vợ anh phân vân nhưng được anh thuyết phục cứ trồng thử, thất bại tính sau.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/lam-giau-tu-thu-cay-dan-trau-tranh-nhau-an-tren-rung-d338798.html