Lào Cai chuyển đổi hơn 2.400ha đất sản xuất kém hiệu quả

Lào Cai đã chuyển đổi khoảng 2.426ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các cây chủ lực tiềm năng.

6 tháng đầu năm 2022, ngành nông nghiệp Lào Cai có nhiều bước khởi sắc. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 7.100 tỷ đồng. Trong đó nông nghiệp 6.072 tỷ đồng (trồng trọt 3.068 tỷ đồng, chăn nuôi 2.964 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp 39 tỷ đồng), lâm nghiệp 753 tỷ đồng, thủy sản 281 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2022, Lào Cai đã chuyển đổi khoảng 2.426ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các cây chủ lực tiềm năng. Các loại cây trồng chủ lực đã mang lại nguồn thu lớn cho các địa phương. Cụ thể, sản lượng chè búp tươi đạt 19.668 tấn, giá trị ước đạt 175 tỷ đồng. Sản lượng chuối đạt 33.754 tấn, giá bán giao động 3.000 - 4000đ/kg, giá trị ước đạt 210 tỷ đồng. Sản lượng dứa đạt 27.716 tấn, giá bán dao động từ 3.500 - 4.000đ/kg, giá trị ước đạt 195 tỷ đồng.

Sản lượng dược liệu thu hoạch 6 tháng đầu năm 2022 của Lào Cai đạt 2.068 tấn, giá trị ước đạt 62 tỷ đồng.

Sản lượng dược liệu thu hoạch 6 tháng đầu năm 2022 của Lào Cai đạt 2.068 tấn, giá trị ước đạt 62 tỷ đồng.

Sản lượng dược liệu thu hoạch 6 tháng đạt 2.068 tấn, giá trị ước đạt 62 tỷ đồng. Cây quế khai thác được 29.806 tấn cành lá quế, giá bán từ 1.700 - 2.200đ/kg, 3.674 tấn vỏ quế (giá bán vỏ quế tươi từ 20.000 - 28.000đ/kg); chiết xuất được 192 tấn tinh dầu quế (giá bán từ 500.000 - 600.000đ/lít), giá trị ước đạt 135 tỷ đồng. Các sản phẩm từ quế được xuất bán ra các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, các nước Châu Âu.... 

Trong thời gian tới, Lào Cai hình thành vùng trồng quế tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với mục tiêu quy mô 52.000ha vào năm 2030; tập trung phát triển chuỗi sản phẩm quế hữu cơ mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; từng bước vươn ra thị trường thế giới và trở thành mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu chính...

Trong phát triển kinh tế đồi rừng, Lào Cai đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững thông qua việc phát triển rừng có giá kinh tế cao như quế, trẩu, bồ đề, và các cây cho lâm sản phụ như măng các loại, cánh kiến trắng (nhựa bồ đề), hạt trẩu, hồi, thuốc tắm người dao đỏ, dược liệu dưới tán rừng…

Giá trị khai thác gỗ và lâm sản trừ gỗ 6 tháng đầu năm của tỉnh ước đạt khoảng 500 tỷ đồng. 

LƯU HÒA