Liên kết yếu, doanh nghiệp vẫn phải mua lúa gạo qua 'cò'

AN GIANG - Hiện nay, tỷ lệ lúa tiêu thụ qua liên kết trong doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác vẫn chưa nhiều, từ đó gây khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo cho nông dân.

Mô hình liên kết sản xuất lúa gạo với Tập đoàn Lộc Trời tại HTX Bình Thành, huyện Thoại Sơn, An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình liên kết sản xuất lúa gạo với Tập đoàn Lộc Trời tại HTX Bình Thành, huyện Thoại Sơn, An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vừa qua, tại TP Long Xuyên, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT An Giang tổ chức hội thảo thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, tổng diện tích cả năm sản xuất lúa gạo của nước ta khoảng gần 4 triệu ha, cho ra sản lượng từ 24 - 25 triệu tấn/năm, riêng năm 2022, xuất khẩu 7,1 triệu tấn, trong đó ĐBSCL đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, thị trường xuất khẩu chính như Philippines, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, EU, Nhật, Mỹ…

Hiện nay, các doanh nghiệp mua lúa của nông dân thường phải thông qua trung gian, thương lái và “cò lúa”. Tỷ lệ lúa tiêu thụ qua liên kết trong doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác vẫn chưa nhiều, từ đó gây khó khăn tiêu thụ lúa gạo trong dân. Chủ yếu doanh nghiệp liên kết khi có yêu cầu đặc biệt về chất lượng sản phẩm như hữu cơ, kiểm soát dư lượng trong hạt gạo, SRP, an toàn, GAP, GlobalGAP…

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/lien-ket-yeu-doanh-nghiep-van-phai-mua-lua-gao-qua-co-d356368.html