Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.
Hạt "lúa cỏ" không có miên trạng. Ảnh: DVC.
Gần đây, có một số nhà báo viết bài về lúa hoang, lúa cỏ đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là một điều tốt vì nội dung này được nêu lên để cộng đồng xã hội Việt Nam có điều kiện trao đổi thảo luận đa chiều, chính thống và phản biện để tìm ra một nhận thức chung đúng đắn về nguy cơ tiềm tàng của một loài dịch hại mới nổi có thể ảnh hưởng đến lúa gạo - một ngành hàng quan trọng của đất nước Việt Nam trong cả hiện tại và tương lai.
Nên chăng trong vòng 5 - 6 năm sắp tới, các nhà khoa học Việt Nam cùng những người quan tâm cần chuẩn bị xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về: “Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam”. Qua chương trình này, chúng ta sẽ kết luận được lúa cỏ có đáng được quan tâm phòng trị để bảo vệ sản xuất lúa gạo Việt Nam hay không?
Sự khác biệt giữa lúa cỏ và lúa trồng
Trên trái đất, có rất nhiều loài sinh vật đã, đang và sẽ tồn tại, tiến hóa và phát triển gồm cả giới thực vật và động vật. Mỗi loài thực vật tồn tại ở từng vùng sinh thái, từng quốc gia được người dân bản địa đặt tên nhưng những tên này rất khó được thông hiểu, chấp nhận thống nhất giữa cộng đồng các dân tộc ở các quốc gia khác nhau.
Ngay cả trong một nước, một loài thực vật cũng được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Ví dụ cây bắp được gọi ở miền Nam, còn miền Bắc gọi là cây ngô. Do đó, toàn thế giới đã thống nhất được một hệ thống định danh các loài sinh vật gồm có hai từ. Từ đầu tiên dùng để chỉ chi (Genus) và từ thứ hai dùng để chỉ loài (Species). Ví dụ cây đậu nành (Glycine max) có chi là Glycine và có loài là max.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/lua-co-co-anh-huong-den-nganh-lua-gao-viet-nam-d383982.html