Méo mặt vì bỏ sắn, mía trồng keo

Thấy giá gỗ keo tăng cao, nông dân bỏ mía, sắn trồng keo. Giờ giá gỗ giảm, nông dân lại muốn quay về trồng sắn, mía, nhưng mọi chuyện không còn dễ dàng được nữa...

Những năm qua, nhiều diện tích đất nông nghiệp ở Phú Yên nông dân ồ ạt bỏ trồng sắn, mía chạy theo cây keo. Theo khuyến cáo của ngành chức năng, trồng keo đất bị bạc màu, gốc rễ bám sâu, sau này rất khó cải tạo trồng các loại cây khác. Hiện gỗ keo đã hạ giá khiến nông dân gặp khó, trong khi đó các nhà máy sắn lại đang thiếu nguyên liệu.

Hệ lụy khi trồng keo trên đất nông nghiệp

Dọc quốc lộ 19C đi qua xã Xuân Lãnh, Xuân Long, huyện Đồng Xuân (Phú Yên), hai bên đường những đám keo hiện ra xanh tươi. Diện tích đất này trước đây trồng sắn, mía, đậu, nay đã phủ xanh cây keo.

Nông dân xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân thu hoạch keo. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Nông dân xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân thu hoạch keo. Ảnh: Mạnh Hoài Nam.

Ông Trần Văn Dũng, nông dân xã Xuân Long cho hay: Diện tích đất từ cầu Trà Ô (xã Xuân Lãnh) chạy dài xuống hố Cây Chống (xã Xuân Long) trước đây nông dân trồng mía, sau đó chuyển sang trồng sắn, gần đây chuyển sang trồng keo. Không chỉ vùng này mà từ xã Xuân Lãnh chạy lên xã Đa Lộc cũng không có cây sắn, mía nữa mà toàn rừng keo. Có nơi keo trồng lên tận bên lề đường, cạnh mương nước.

Tình trạng trồng keo trên đất nông nghiệp còn diễn ra ở xã Xuân Quang 3, Xuân Phước (huyện Đồng Xuân). Bà Phan Thị Hương ở xã Xuân Quang 3 bày tỏ: Cách đây 3 năm, cả xã tìm không ra cây mía, cả vùng gò đồi còn trồng vài đám sắn, nhưng sắn bị bệnh khảm lá xoăn đọt, cuối vụ thu hoạch không có củ nên nông dân chuyển sang trồng keo.

“Nhà tôi có đám đất gò tính để trồng sắn, nhưng hai bên người ta trồng keo nên buộc mình cũng theo cây keo. Cách đây 3 tháng giá gỗ nguyên liệu là 1, 7 triệu đồng/tấn, gần đây keo hạ giá chỉ còn 1,2 triệu đồng/tấn, và thương lái thông báo sắp đến sẽ ngưng mua, người trồng keo méo mặt”, bà Hương nói.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/meo-mat-vi-bo-san-mia-trong-keo-d348645.html