Một cách tiếp cận IPM: Xử lý hạt - Một giải pháp có lợi

Mặc dù hạt giống đã được xử lý từ thời cổ đại và giá trị của việc bảo vệ hạt giống ở giai đoạn sớm được công nhận trên toàn cầu, việc thực hành xử lý hạt giống gần đây đã được áp dụng ngày càng xem xét kỹ lưỡng. Đó là lý do tại sao người ta liên tục nhấn mạnh và làm nổi bật giá trị việc xử lý hạt giống mang đến cho nông nghiệp. Điều này bao gồm các nguyên tắc cơ bản của lý do tại sao hạt giống được xử lý và điều trị những gì vai trò hạt đóng trong một chương trình IPM bền vững.

Logic của công nghệ xử lý hạt giống là không thể chối cãi. Xử lý hạt giống để bảo vệ cho cây trồng ngay từ giai đoạn phôi thai. Là giai đoạn dễ bị tổn thương và có nguy cơ bị tấn công bởi các loại sâu, bệnh hại khác nhau. Nguyên tắc cơ bản của xử lý hạt giống có thể được so sánh với biện pháp tiêm chủng. Sau khi xử lý, hạt giống cũng giống như cây được “tiêm vắc xin”. Điều này có thể không cần thiết nếu có một năm sâu bệnh không phát sinh, phát triển và gây hại. Nhưng nếu chúng phát triển (và kinh nghiệm quá khứ cho thấy rằng họ luôn luôn hiện diện ở một mức độ nào đó) thì cây trồng được bảo vệ một cách có hiệu quả hơn là cố gắng để tìm ra các giải pháp phòng trừ khác. Lấy ví dụ về bệnh sởi: nếu có dịch và bạn không tiêm phòng, hậu quả có thể rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

“Xử lý cho hạt là cơ hội tốt nhất để cây có thể phát triển khỏe mạnh và do đó giúp đạt được sản lượng tốt nhất”, Martin Gruss, lãnh đạo Global SeedGrowth của Bayer nói. Biện pháp này cũng có thể làm giảm việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật thông qua phòng trừ đúng đối tượng gây hại. Qua đó giảm thiểu tác động đến các loại sinh vật hoang dã không phải là đối tượng phòng trừ và hạn chế tác động đến với môi trường. Lớp thuốc bao phủ hạt giống không bị bào mòn đã hạn chế lượng bụi phát thải để đảm bảo ứng dụng dễ dàng và xử lý an toàn. Giảm thiểu lượng thuốc sử dụng trên đồng ruộng cũng có nghĩa là lượng thuốc tồn dư cũng giảm đi và điều đó không chỉ làm giảm chi phí của một nông dân, mà còn có tác động đến nguồn nước sử dụng và lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, nếu xử lý hạt giống rõ ràng là một giải pháp thuận lợi, tại sao vai trò của xử lý hạt giống như một thành phần của IPM thỉnh thoảng vẫn bị nghi ngờ?

Các nguyên tắc của Quản lý dịch hại tổng hợp

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc định nghĩa IPM là “xem xét cẩn thận tất cả các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh có sẵn và kết hợp các biện pháp thích hợp tiếp theo để ngăn cản sự phát triển của các quần thể dịch hại và giữ thuốc trừ dịch hại và các can thiệp khác ở mức độ hợp lý về mặt kinh tế và làm giảm hoặc hạn chế tối đa rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường”. Nói chung, một chiến lược IPM thành công bao gồm ba bước chính: giám sát (Tác giả: kiểm tra đồng ruộng), phòng chống (các biện pháp canh tác, cơ học,…) và phương sách cuối cùng là sự can thiệp (sử dụng thuốc trừ dịch hại).

Giám sát là nền tảng của nông nghiệp bền vững và là nền tảng cho bất kỳ một biện pháp phòng ngừa hoặc can thiệp nào. Có các công cụ khác nhau được sử dụng để quyết định xem áp lực sâu bệnh đã đạt đến một ngưỡng kinh tế: quan sát trực quan, hệ thống chẩn đoán sớm và dự báo sâu bệnh hại. Thường xuyên hơn là cây trồng trong giai đoạn phôi thai dễ bị tổn hại bởi các loại dịch hại trong đất (như các loại sâu non họ Bổ củi) mà rất khó quan sát hoặc nhân diện để chẩn đoán sớm. Một khi dịch hại trở nên rõ ràng, thì nó thường là quá muộn và người nông dân thong thường sẽ dùng đến các giải pháp phòng chống tốn kém để bảo vệ năng suất còn lại. Do đó biện pháp chủ động kiểm soát, chẳng hạn như xử lý hạt giống, rất thích hợp trong một cách tiếp cận IPM vì nó là biện pháp có hiệu quả và hiệu nghiệm chống lại sự tăng trưởng quần thể dịch hại và nhờ vậy người nông dân không cần phải dùng đến biện pháp ứng cứu bổ sung.

Để ngăn ngừa sâu bệnh trong một mùa vụ bắt đầu trước khi trồng thì người ta lựa chọn các giống cây trồng; lên kế hoạch luân canh cây trồng phù hợp; áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng diện tích với các kỹ thuật xâm canh tối thiểu thường được sử dụng để bảo vệ hệ sinh thái và lập kế hoạch chiến lược để ngăn chặn gia tăng quần thể dịch hại thông qua lịch giám sát thường xuyên và sử dụng mô hình dự báo. Nếu trong quá trình lập kế hoạch này cho thấy rằng không có biện pháp khác có thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng thì các biện pháp bảo vệ thực vật phòng ngừa như công nghệ xử lý hạt giống thường được ưa thích với những người nông dân vì chúng có thể cung cấp một giải pháp bền vững bảo đảm cho việc đầu tư.

Can thiệp là một biện pháp cuối cùng. Giải pháp chữa bệnh như khi áp dụng phun lên cây các sản phẩm bảo vệ thực vật có chỗ đứng trong quản lý dịch hại tổng hợp khi tất cả các hành động phòng ngừa, dù là canh tác, cơ học, sinh học hoặc hóa học, đã thất bại hoặc không có sẵn. Giải pháp này có thể hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng khi liên tục xuất hiện các loài gây hại như rệp, nấm bệnh khác nhau.

Cải dầu ở EU - một trường hợp quá cần thiết phải xử lý hạt giống

Là một cây trồng quan trọng đối với dinh dưỡng, thức ăn và nhiên liệu, cải dầu là một cây trồng tuyệt vời trong chu trình luân canh của nông dân châu Âu  và mang lại lợi ích kinh tế. Nhưng trong những năm gần đây, nông dân đã ngày càng lo ngại về áp lực sâu bệnh cao, ví dụ như từ bọ cánh cứng bắp cải (Psylliodes chrysocephalus là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Ảnh dưới) là loại sâu có thể gây thiệt hại đến 30 – 45% năng suất.

Nhưng việc hạn chế sử dụng neonicotinoid của EU để xử lý hạt giống có nghĩa là công nghệ xử lý hạt giống để kiểm soát dịch hại này là không còn nữa. Công cụ duy nhất còn lại để kiểm soát sâu hại này là phương pháp phun Pyrethroid đã kém hiệu quả nhưng còn phải áp dụng đến 2 – 3 lần mới có hiệu lực. Và điều đó dẫn đến chi phí cao hơn cho người nông dân. Do đó, sản xuất hạt có dầu này đang suy giảm vì thiếu biện pháp bảo vệ hữu hiệu.

Thông thường thì chi phí đi liền với hạt giống được xử lý, vì vậy không có người nông dân nào lại quyết định một cách dễ dàng. Trong tương lai, nông dân sẽ ngày càng phải đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu kết hợp giữa xử lý hạt giống, dinh dưỡng và các sản phẩm phân bón lá cần thiết để đạt được mục tiêu sản lượng. “Vì lý do tốt xử lý hạt giống tốt như vậy nên nó sẽ tiếp tục là một yếu tố quan trọng và rất cần thiết của IPM bền vững và hiệu quả”, Martin Gruss nói.

D.A.M

Dịch từ: Bayer - An Integrated Pest Management approach (IPM) : Seed treatment – A beneficial solution. (AgroNews. 03/10/2018).

Nguồn: Bayer CropScience