Nguy cơ 'đói' sắn nguyên liệu vì bệnh khảm lá

Bệnh khảm lá sắn vẫn tiếp tục lan lan phức tạp. 7 tháng đầu năm, hơn 64.000ha sắn tại 19 tỉnh thành đã bị nhiễm bệnh, trong khi việc phòng chống rất nhiều khó khăn.

Diễn biến phức tạp, gây hại 19 tỉnh thành

Ngày 28/7, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Tổ chức FAO tại Việt Nam cùng Sở NN-PTNT Đắk Lắk tổ chức hội thảo về thực trạng và giải pháp phòng chống bệnh khảm lá sắn ở Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục BVTV, bệnh khảm lá sắn được phát hiện gây hại vào tháng 5/2017 tại xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, sau đó lây lan nhanh sang các huyện khác trong tỉnh. Virus gây bệnh khảm lá sắn lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống nên có nguy cơ lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV đề nghị các nhà máy chế biến sắn cần vào cuộc có trách nhiệm hơn nữa nhằm khống chế bệnh khảm lá sắn. Ảnh: Minh Quý.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV đề nghị các nhà máy chế biến sắn cần vào cuộc có trách nhiệm hơn nữa nhằm khống chế bệnh khảm lá sắn. Ảnh: Minh Quý.

Tính đến nay, bệnh đã xuất hiện, gây hại tại các tình vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, các tỉnh Bắc Trung bộ và 1 số tỉnh phía Bắc với mức độ gây hại khác nhau, nặng nhất tại tỉnh Tây Ninh.  

Trong 7 tháng đầu năm 2022, diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn virus cả nước là 64.716ha (giảm 7.043 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nặng 22.129ha (tăng 5.307ha so với cùng kỳ). Bệnh đang gây hại tại 19 tỉnh, thành phố. Trong đó, tỉnh Phú Yên là địa phương có diện tích sắn nhiễm bệnh nhiều nhất với hơn 26.000ha.

Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/nguy-co-doi-san-nguyen-lieu-vi-benh-kham-la-d328668.html