BÌNH ĐỊNH - Từ vùng đất vô danh trên bản đồ nông nghiệp Bình Định, hiện xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) trở thành 'thủ phủ' đậu phộng (lạc) của tỉnh, có năng suất cao nhất nước…
Chuyển đổi, hướng đi không thể đúng hơn
Từ năm 2006, Bình Định đã sớm khởi động công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bước đầu thực hiện, ngành chức năng Bình Định đã gặp không ít khó khăn, bởi để thay đổi tập quán canh tác của nông dân là không dễ.
Khi ấy, những người có tâm huyết với ngành nông nghiệp từ tỉnh xuống đến địa phương không quản ngại nắng mưa, bám sát nông dân tuyên truyền, xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi để nông dân tận mắt trông thấy hiệu quả. Sau khi “tai nghe, mắt thấy” lợi ích của việc chuyển đổi, nông dân tin và bắt đầu làm theo.
Mô hình bón phân sinh học cho cây đậu phộng ở xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát). Ảnh: V.Đ.T.
Đến năm 2013, Bình Định đã thực hiện chuyển đổi sang cây trồng cạn trên đất lúa kém hiệu quả được hơn 3.630ha, thế nhưng vẫn mới chỉ đạt được 54% theo kế hoạch. Bước sang năm 2014, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bình Định tăng lên được 5.433ha, một tín hiệu vui!
Càng về sau, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bình Định càng hấp dẫn nông dân, nhất là ở những vùng không chủ động nước tưới, canh tác lúa cho hiệu quả kém. Sau khi chuyển sang các loại cây trồng cạn có nhu cầu nước tưới ít hơn, thu nhập lại tăng cao, dần dà việc chuyển đổi lan tỏa rộng rãi từ vùng đồng bằng lên đến miền núi đến tận bây giờ.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/nhieu-dieu-ngac-nhien-o-noi-co-nang-suat-lac-cao-nhat-nuoc-d347663.html