QUẢNG BÌNH - Khép lại vụ hè thu, nông dân Quảng Bình thắng lớn. Nhiều nông dân trồng lúa có tiền tỷ không phải là điều lạ…
Xin được mở đầu với câu chuyện về ý chí của chàng trai Trần Văn Khánh (xã Xuân Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình). Một ngày đẹp trời, Khánh đã quyết tâm “đi làm nông dân”. Anh bảo: “Bạn bè cùng trang lứa ai cũng rời quê đến các thành phố lớn lập nghiệp. Tôi thì lại từ thành phố trở về và chọn cánh đồng, cây lúa khởi nghiệp. Có nơi đâu bằng nơi mình sinh ra và lớn lên đâu”. Khánh đã thuê lại gần 25ha vùng ruộng cằn để khởi nghiệp với nghề nông.
Mô hình cánh đồng “không dấu chân” đầu tiên tại Quảng Bình do nông dân trẻ Trần Văn Khánh triển khai. Ảnh: T. Đức.
Những cánh đồng “không dân chân” đầu tiên…
Những bỡ ngỡ ban đầu của chàng nông dân trẻ Trần Văn Khánh cũng dần trở nên nhẹ nhàng. Đi trên con đê ra vùng ruộng, gió thổi lồng lộng như tiếp sức cho anh trước những khó khăn mà anh chưa từng biết, chưa thể lường trước.
Anh tìm đến học hỏi các bác cao niên về be bờ, về “ứng xử” với cây lúa qua từng thời kỳ. Điều gì cũng mới mẻ nhưng đầy cuốn hút, say mê. Ban đầu, Khánh thuê máy về đào mương nhỏ, be bờ thêm những con đê nhỏ sát thửa ruộng để bơm giữ nước và tiêu úng khi cần. Được Công ty Sông Gianh hỗ trợ ứng dụng công nghệ vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ làm Khánh thấy được tiếp thêm động lực.
Huyện Lệ Thủy là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình, và Khánh là người đầu tiên trong huyện mạnh dạn xây dựng mô hình canh tác sử dụng thiết bị bay trong gieo sạ, bón phân. Ông Nguyễn Hữu Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy nhìn nhận: “Mô hình tiên phong này sẽ là cơ sở cho các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn học hỏi và ứng dụng để từng bước nâng cao trình độ thâm canh trên đồng ruộng và mang lại hiệu quả cao”.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/nhin-lai-thang-loi-vu-he-thu-canh-dong-khong-dau-chan-va-nhung-nong-dan-co-tien-ty-d397330.html