Phản ứng về Chuyên khảo Glyphosate của IARC

nong duoc

Ngày 20 tháng 3 năm 2015, IARC phân loại Glyphosate, chất trừ cỏ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới dưới tên thương hiệu Roundup của Monsanto, là “có lẽ gây ung thư cho con người” (The agent is probably carcinogenic to humans –Nhóm 2A). Nhưng về sau chuyển thành “có thể gây ung thư” (The agent is possibly carcinogenic to humans – Nhóm 2B).

Từ đó, nhiều cơ quan quản lý thuốc trừ dịch hại của nhiều quốc gia đã tiến hành đánh giá lại các rủi ro gây ra phơi nhiễm với thuốc diệt cỏ Glyphosate. Các cơ quan quản lý thuốc ở châu Âu (ECHA, EFSA), Canada, Nhật Bản và New Zealand đều báo cáo rằng Glyphosate khó có khả năng gây bất kỳ nguy cơ gây ung thư cho con người.

Ở một cách nhìn khác, bang California Mỹ) đã đưa Glyphosate vào danh sách các hóa chất không an toàn. Trong tháng 9 năm 2016 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã từ bỏ kết luận của một báo cáo cho rằng họ đã đóng dấu “kết thúc” việc xem xét  Glyphosate không phải là một chất gây ung thư.

Kể từ khi xuất bản Chuyên khảo về Glyphosate, IARC tuyên bố rằng họ đã phải chịu các cuộc tấn công quy mô lớn chưa từng có đối với danh tiếng của mình từ ngành công nghiệp nông dược và các phương tiện truyền thông liên quan:

“Kể từ sau khi đánh giá glyphosate do Chương trình chuyên khảo IARC tháng 3 năm 2015, tổ chức này là chủ thể của các nỗ lực phối hợp chưa từng thấy nhằm làm suy yếu việc đánh giá, chương trình và hoạt động của họ. Những nỗ lực này đã cố tình và liên tục bóp méo công việc của IARC.

Các cuộc tấn công phần lớn có nguồn gốc từ ngành nông nghiệp hóa chất và liên quan đến phương tiện truyền thông. Chúng đã diễn ra trong bối cảnh lợi ích tài chính lớn có liên quan đến các việc:

a) Việc tái cấp phép cho Glyphosate của Ủy ban châu Âu;

b) Hàng trăm trường hợp kiện tụng ở Mỹ xẩy ra bởi các bệnh nhân ung thư chống lại Monsanto, tuyên bố rằng khối u ác tính của họ đã gây ra là do sử dụng glyphosate;

c) và quyết định của Cơ quan Bảo vệ môi trường California quy định nhãn của Glyphosate phải ghi cảnh báo về ung thư”.

Phản ứng giới công nghiệp

Hội đồng Hóa học Mỹ (ACC), tổ chức nghề nghiệp của các công ty hóa chất Hoa Kỳ, tuyên bố rằng không hiểu IARC đánh giá như thế nào là một chất nguy hiểm nếu chỉ dựa vào việc chất đó có thể “gây ung thư cho con người trong mọi trường hợp, kể cả ở các cấp độ phơi nhiễm xa hơn những gì được coi là điển hình”.

Hiệp hội Hóa học Hoàng gia (Royal Society of Chemistry) ở Anh phản đối IARC vì mô hình “đánh giá rủi ro đã lỗi thời”. Các nhà khoa học công nghiệp đề nghị IARC cập nhật phương pháp của họ với các nguyên tắc và khái niệm mà họ coi là “khung cơ bản dựa trên đồng thuận quốc tế” như khung sử dụng bởi các chương trình quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới về An toàn hóa chất.

Phản ứng của Quốc hội Mỹ

Vào đầu năm 2016, các thành viên của hội đồng khoa học xem xét Glyphosate vào năm 2015 được yêu cầu tranh luận với IARC về tính pháp lý tại Mỹ liên quan đến công việc của họ. Vào tháng Tư năm 2016, các quan chức IARC nói nói với các chuyên gia của mình không tiết lộ các tài liệu hoặc tuân thủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến xét của Glyphosate.  

Vào thời điểm đó, một phong trào toàn cầu chống lại các loại cây trồng biến đổi gen (genetically modified crops – GMO) trong một chiến dịch tuyên truyền đối với cộng đồng và phản đối nhắm mục tiêu Glyphosate.

Vào mùa thu năm 2016, Ủy ban Hạ viện Mỹ về Giám sát và Cải cách Chính phủ đã tổ chức một cuộc họp báo để chất vấn các quan chức từ National Institutes of Health (NIH) về tài trợ tài trợ NIH cho IARC.  Chủ tịch Jason Chaffetz (Cộng Hòa-UTah) đặt câu hỏi để giám đốc của NIH giải thích lý do tại sao dùng tiền của liên bang hỗ trợ cho tổ chức mà ông gọi là một tổ chức không hoàn thiện. Cơ sở dữ liệu tài trợ của NIH cho thấy nó đã đem lại cho IARC hơn 1,2 triệu $ trong năm 2016. Chaffetz yêu cầu NIH trả lời cho Ủy ban của ông chi tiết tiêu chuẩn của họ đối với việc trao tài trợ và cấp nào chấp thuận các tổ chức, cá nhân được đề cử.

Bên cạnh đó, Nghị sĩ Robert Aderholt (Cộng Hòa), Chủ tịch Hội Nhà phân bổ ngân Tiểu ban Nông nghiệp, đã viết một lá thư trong tháng 6 năm 2016 cho người đứng đầu của NIH đặt câu hỏi về kinh phí của IARC.

Các cuộc tấn công sâu hơn về phương pháp chuyên khảo và những phát hiện khác

Những người chỉ trích của IARC đã nói rằng tổ chức này là quá dễ dàng đối với việc kết luận gây ung thư của nhiều chất. Tuy nhiên, IARC trả lời rằng các phương pháp làm việc theo nhóm (Working Groups methods) là “tôn trọng các ý kiến khác nhau để bảo đảm cho sự chặt chẽ trong khoa học, đó là quá trình minh bạch và không phụ thuộc vào các xung đột về lợi ích”.

Chris Wild, Giám đốc IARC, cũng nói thêm rằng IARC chỉ chọn những chất này để đánh giá bởi vì đã tồn tại một số lượng lớn các tài liệu khoa học nói rằng có một nguy cơ gây ung thư cho con người. Chris Wild nói rằng IARC không chọn chất một cách ngẫu nhiên bởi vì những chất khác đã được xác định là một chất không gây ung thư.

Ngày 26 tháng 10 năm 2015, một Nhóm công tác gồm 22 chuyên gia từ 10 quốc gia đánh giá năng gây ung thư của việc tiêu thụ thịt đỏ, thịt qua chế biến và phân loại việc tiêu thụ thịt đỏ như “có lẽ gây ung thư cho con người” (The agent is probably carcinogenic to humans – Nhóm 2A) vì chủ yếu liên quan đến ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy và tiền liệt tuyến. Nhóm công tác cũng đánh giá thịt chế biến là “gây ung thư cho con người” (The agent is carcinogenic to humans – Nhóm 1) do có “bằng chứng đầy đủ rằng việc tiêu thụ thịt chế biến gây ung thư đại trực tràng ở người “.

Marcel Kuntz, một giám đốc người Pháp đang nghiên cứu tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp, chỉ trích việc phân loại trên bởi vì nó không đánh giá những rủi ro liên quan đến tiếp xúc (xác suất mắc bệnh ung thư từ tiếp xúc nhất định). Ed Yong, một nhà báo khoa học Anh, chỉ trích IARC và hệ thống phân loại của nó là “khó hiểu”, gây hiểu lầm cho cộng đồng. IARC đã trả lời trong một thông cáo báo chí rằng sứ mệnh của họ là không nhằm đánh giá tiềm năng hoặc đánh giá những rủi ro mà chỉ xác định một cách khoa học sức mạnh của bằng chứng gây ung thư của Glyphosate.

Một số sản phẩm mà IARC phân loại, chẳng hạn như điện thoại di động (Nhóm 2B) và thịt chế biến (Nhóm 1) đã gây ra tranh cãi. Trong danh mục các chất gây ung thư có thể xảy ra còn có “đồ uống rất nóng” (> 65oC) và những người “làm việc như một thợ làm tóc” (working as a hairdresser).

D.A.M

International Agency for Research on Cancer - Wikipedia https://en.wikipedia.org/.../ International_Agency_for_Research_on_Ca...