Sở NN-PTNT Tiền Giang chỉ đạo khẩn trương khảo sát, xác định vùng trồng sầu riêng thích nghi, mang lại hiệu quả, đảm bảo tính bền vững, không để phát triển 'nóng', tự phát.
Các chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng địa phương đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng trong vùng chuyển đổi cây trồng phía Bắc Quốc lộ 1A. Ảnh: Minh Thành.
Tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức hội thảo khoa học đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng trong vùng Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A, tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Đề án) và sơ kết Đề án đến năm 2022.
Theo đó, từ khi Đề án được triển khai đến nay, diện tích cây trồng được chuyển đổi, chủ yếu trên nền đất lúa là 2.926ha, đạt gần 120% kế hoạch đến năm 2022 và gần 40% so với mục tiêu đến năm 2025 (7.327ha). Trong đó, đất lúa đổi sang cây rau màu là 368ha, cây ăn trái 2.297ha và nuôi trồng thủy sản 261ha. Đáng chú ý, cây sầu riêng được chuyển đổi nhiều nhất với diện tích trên 985ha.
Các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung đánh giá về việc phát triển cây sầu riêng tại khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A. GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng Khoa Nông Nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ) đã phân tích, đánh giá về khả năng thích nghi của cây sầu riêng tại từng khu vực trong vùng Đề án. Từ đó, ông đã đề nghị ngành NN-PTNT nghiên cứu để xác định vùng phát triển cây sầu riêng thích hợp.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/tien-giang-ra-soat-tinh-trang-phat-trien-nong-cay-sau-rieng-d344318.html