Tìm ra bí mật có thể chống lại bệnh thối đen trên rau vụ đông

Các nhà khoa học Singapore đã xác định được cách thức vi khuẩn "sát thủ rau vụ đông" tấn công ở cấp độ phân tử và làm tê liệt hệ thống miễn dịch của cây.

Triệu chứng phổ biến trên rau họ thập tự gồm bông cải xanh, cải Brussels, bắp cải, súp lơ trắng, cải xanh, cải xoăn... Ảnh: MH

Triệu chứng phổ biến trên rau họ thập tự gồm bông cải xanh, cải Brussels, bắp cải, súp lơ trắng, cải xanh, cải xoăn... Ảnh: MH

Con số thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2013, hàng loạt những cánh đồng rau họ cải, kể cả trồng trong nhà kính ở khắp nơi đã bị một loại vi khuẩn chết chóc tấn công khiến bộ lá bị héo, cháy và thối rữa nghiêm trọng.

Trong suốt mùa đông ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2004 đến 2006, người ta phát hiện nhiều ruộng bắp cải, bông cải xanh và cải mầm Brussels bị thối đen và héo rũ. Đây cũng là loại bệnh dịch thực vật không thể chữa trị trong suốt hơn một thế kỷ, đe dọa an ninh lương thực trên toàn thế giới.

Nhưng một nhóm các nhà khoa học ở đảo quốc Singapore đã lần đầu tiên xác định được cách thức mà vi khuẩn được ví là "sát thủ rau vụ đông" này tấn công ở cấp độ phân tử và làm tê liệt hệ thống miễn dịch của chúng.

“Phát hiện của nhóm nghiên cứu sẽ mở đường cho các nhà sinh học thực vật xử lý tốt hơn cây trồng bị nhiễm bệnh và tìm ra cách để cây rau có thể đề kháng vi khuẩn chết chóc mà không sử dụng kỹ thuật di truyền”, giáo sư Miao Yansong, Trưởng khoa Sinh học, Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) cho biết.

Ông Miao nói: “Đối với một số căn bệnh quái ác trong nông nghiệp, toàn bộ cánh đồng phải bị thiêu rụi để tiêu diệt triệt để nguồn bệnh. Và trong giai đoạn trước khi thu hoạch, nếu vi khuẩn còn ẩn sâu bên trong bộ lá và khi bóc mở ra thấy thối đen thì sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho người nông dân".

Giáo sư Miao và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng vi khuẩn gây bệnh thối đen, được gọi là Xanthomonas, đã làm xâm nhập các protein độc hại vào tế bào thực vật.

Mặc dù bề mặt của tế bào thực vật chứa các chất kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại bệnh tật, nhưng các protein độc hại này đã hình thành một mạng lưới chất dính, bám chặt vào bề mặt tế bào và tấn công các cơ chế bảo vệ của thực vật.

Mời bạn đón đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/tim-ra-bi-mat-co-the-chong-lai-benh-thoi-den-tren-rau-vu-dong-d310290.html