YÊN BÁI - Cây nghệ chịu hạn, thích ứng rộng, không chỉ trồng trên đất ruộng cạn, đất vườn mà còn trồng được trên cả đất đồi không có điều kiện tưới nước, cho thu nhập cao.
Cây nghệ gắn liền với cuộc sống người dân thôn Trấn Ninh, xã Yên Thịnh (Thành phố Yên Bái) nhiều năm nay. Từ góc vườn trước đây bị bỏ trống, những thửa ruộng khô hạn không thể cấy lúa nay đã được phủ xanh bằng cây nghệ.
Đến Trấn Ninh, đâu đâu cũng nhìn thấy nghệ, nhà ít thì 2 - 3 sào, nhà nhiều diện tích đất trồng nghệ lên đến cả mẫu, có những gia đình đã vươn lên làm giàu từ chế biến tinh bột nghệ.
Người dân thu hoạch nghệ tươi. Ảnh: Bùi Hồng.
Ông Tạ Văn Túc, một trong những người tiên phong trong mô hình trồng, sản xuất tinh bột nghệ ở thôn Trấn Ninh chia sẻ: "Gia đình tôi trồng nghệ từ năm 2001, lúc đó trong thôn chỉ có 3 - 4 hộ trồng nghệ để bán nghệ tươi ra thị trường. Với diện tích đất đồi, vườn trồng các loại cây như sắn, ngô… cho hiệu quả thấp, tôi đã chuyển sang trồng nghệ. Cây nghệ mang lại thu nhập cho gia đình cao gấp 3 - 4 lần so với các loại cây khác".
Thấy lợi ích kinh tế cây nghệ mang lại cao, ông Túc đã tìm hiểu thêm một số giống nghệ từ các địa phương khác đưa về trồng thử nghiệm như: Nghệ đỏ Hưng Yên, nghệ vàng (nghệ nếp) của các xã ven sông Hồng ở huyện Văn Yên (Yên Bái). Sau thời gian trồng thử nghiệm 2 giống nghệ trên, đã cho năng suất cao, đến nay đã thay thế toàn bộ các giống nghệ bản địa.
Nghệ đỏ Hưng Yên là loại củ to, có màu đỏ nhưng cho ít tinh bột, với 10kg nghệ tươi sau chế biến thu được khoảng 0,3kg tinh bột nên chủ yếu được trồng để bán nghệ tươi và làm bột nghệ thô bán cho các nhà hàng, quán ăn dùng làm thực phẩm chế biến các món ăn.
Mời bạn đọc bài viết chi tiết tại: https://nongnghiep.vn/trong-nghe-thu-vang-d337534.html