Bệnh rỉ sắt

Giới thiệu chung

Bệnh rỉ sắt gây hại củ yếu trên lá nhưng ở tất cả các bộ phận trên mặt đất (thân, bẹ lá, lá bao, bông cờ) cũng bị gây hại. Bệnh gây hại trong suốt các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi và nếu phát sinh gây hại ngay từ những giai đoạn đầu của cây ngô thì bệnh có thể làm giảm năng suất. Bệnh thường xuyên gây hại ở tất cả các vùng trồng ngô ở nước ta.

1.1 Triệu chứng, mức độ hại

Khi mới xuất hiện trên phiến lá, vết bệnh là những chấm nhỏ mầu vàng trong. Những vết bệnh này có thể đơn độc nhưng cũng có thể phát triển, liên kết với nhau thành những vệt bệnh to (hình 1). Trong trường hợp bệnh nặng có thể làm lá ngô khô đi và cuộn lại. Trên những vết bệnh này xuất hiện những u nhỏ (giống như mụn cóc), bên trong chứa đầy chất bột màu rỉ sắt. Đó là những bào tử hạ (hình 2).

Hình 1 Hình 2

Những bào tử hạ này có thể hình thành nhiều lứa trong một vụ. Số lượng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Cuối giai đoạn sinh trưởng, vết bệnh chuyển thành màu đen (hình 3, 5). Các vết bệnh có thể phát triển, phủ kín lá, tạo thành các vết đen dài trên phiến lá. Từ những vết bệnh màu đen hình thành các bào tử đông (hình 4, 5). Đây chính là nguồn bào tử gây hại cho vụ sau.

Hình 3 Hình 4 Hình 5

Hình 5: A – Các vết bệnh hình thành bào tử hạ (uredia), bào tử động (telia). B – Túi bào tử hạ (uredospore). C – Túi bào tử đông (teliutospore hay teliospore)

1.2 Nguyên nhân 

Bệnh gỉ sắt gây hại bởi nấm Puccinia maydis Bereng.

1.3 Phát sinh gây hại  

Điều kiện nhiệt độ 25-28oC, ẩm độ cao (mưa nhiều) thì bệnh dễ phát sinh, gây hại. Nếu điều kiện trên kéo dài thì bệnh phát triển nhanh và dễ lan trên diện rộng. Bệnh cũng xuất hiện nhiều khi trồng với mật độ quá dày, bón thừa phân đạm làm cho ẩm độ trong ruộng tăng cao.

Các mụn cóc khi xâm nhập vào biểu bì của lá sẽ phá vỡ cấu trúc của lá, từ đó cản trở quá trình vận chuyển vật chất trong các mô lá làm cho lá bị khô héo.

Khi xâm nhập vào lá bao và trong bắp thì nấm bệnh cũng có thể làm cho hạt không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng do đó dễ bị biến dạng, làm giảm chất lượng và phẩm cấp của hạt.

Vòng đời của P.maydis được mô tả như sau (hình 6): Từ vết bệnh đầu tiên các bào tử nẩy mầm (aeciospore) và phát triển hình thành các túi bào tử (pycniospore).  Cũng chính từ các túi bào tử này hình thành bào tử hạ (uredinia). Những bào tử hạ này phát tán nhờ gió sẽ tạo ra những vết bệnh mới. Cuối quá trình sinh trưởng của cây ngô, trên các vết bệnh hình thành bào tử đông (telia-teliospore). Nó tồn tại trong tàn dư, trong hạt giống dưới dạng bào tử đảm (basidiospore). Vào mùa xuân các bào tử đảm trong điều kiện thuận lợi nảy mầm và trở thành tác nhân gây bệnh đầu tiên cho vụ sau. 

Biện pháp canh tác

Luân canh hợp lý giữa cây ngô với các cây trồng khác.

Sử dụng giống chống bệnh là biện pháp kinh tế.

Trước khi gieo phải tiến hành thu dọn tàn dư, làm sạch cỏ bờ, làm đất kỹ.

Việc chăm sóc (mật độ cây, chế độ nước, bón phân, loại bỏ lá bệnh,...) phải đúng quy trình kỹ thuật. 

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)