Bệnh sương mai

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh gây hại chủ yếu trên chùm hoa và quả. Vết bệnh ban đầu là các vết đốm đen nhỏ, lan nhanh bao quanh cả cuống hoa và quả, hoa và quả bị rụng. Trong điều kiện ẩm độ cao, mưa phùn trên chùm hoa thường thấy sợi nấm hoặc lớp bột mầu trắng trên các chùm hoa bị bệnh. Trời nắng cuống hoa bị khô, tóp lại, trời ẩm cuống hoa bị thối, dễ gẫy. 

Giai đoạn trước thu hoạch trên quả ban đầu xuất hiện các đốm thấm nước, sau chuyển mầu thâm đen và cuối cùng xuất hiện lớp sợi nấm mầu trắng phủ từng phần hay cả quả vải. 

Bệnh cũng ghi nhận gây hại trên lá ở các đợt lộc, nhưng ít khi gặp trên đồng ruộng. Trong vườn ươm bệnh gây triệu chứng đốm nâu trên lá với vết bệnh không định hình. Bị bệnh sớm ngay sau khi  có lá thật, bệnh có thể gây chết cây con trong vườn ươm. 

1.2 Nguyên nhân

Bệnh do nấm Peronophythora  litchii  gây ra. Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn. Cành bào tử nang phân nhánh kiểu chạc đôi vài lần, cành nhỏ dần đến cuối đoạn cành. Bào tử nang (bào tử bọc – sporangium) hình trứng hoặc gần tròn, màu nhạt, kích thước 22-30 x 15-23µm. Bệnh lây lan trên đồng ruộng qua du động bào tử (zoospores) và sợi nấm tồn tại trên tàn dư cây bị bệnh và trong đất.

1.3 Phát sinh gây hại

Bệnh gây hại từ thời kỳ ra hoa, đậu quả đến khi thu hoạch, nhưng nguy hiểm hơn cả là thời kỳ ra hoa kết quả và 15 – 20 ngày trước chín đến khi thu hoạch.

Điều kiện thời tiết nóng, ẩm thuận lợi cho phát sinh và gây hại của bệnh. Ban ngày trời nóng thuận lợi cho việc sản sinh bào tử. Ban đêm trời lạnh với nền  nhiệt độ 22 - 25°C thuận lợi cho giải phóng du động bào tử và gây bệnh trên đồng ruộng. Mưa nhiều, mưa dài ngày và mưa phùn thuận lợi cho lây lan và tái nhiễm bệnh, nhất là giai đoạn nở hoa và quả chín. 

Nấm gây bệnh cũng lây lan và phát tán trên diện rộng qua ong mật, nhất là ở giai đoạn nở hoa.

Quả nhiễm bệnh ngoài đồng tiếp tục gây hại trong quá trình lưu kho, vận chuyển, đặc biệt khi quả vải được bọc trong túi nylon và điều kiện trời nóng.

Biện pháp canh tác

Tạo tán theo hướng mở tâm hình chữ V để cho tán cây thông thoáng.

Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư bị bệnh (chùm hoa, quả bị bệnh) để tiêu hủy nhằm hạn chế nguồn bệnh.

Hạn chế bón nhiều phân đạm nhất lá từ giai đoạn thịt quả đã bắt đầu bao hạt.

 

Biện pháp thuốc BVTV

Thường xuyên thăm vườn, khi thấy bệnh xuất hiện tiến hành sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)

T.S Ngô Vĩnh Viễn

Tài liệu tham khảo