Héo xanh vi khuẩn

Giới thiệu chung

Bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên dưa hấu ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng có thể gây hại 53 họ thực vật của trên 200 loại cây trồng khác nhau.

1.1 Triệu chứng, mức độ hại

Lá dưa đang xanh tốt trong những ngày nắng, nóng tự nhiên héo rũ. Tuy nhiên, đến chiều mát thì lại xanh tươi. Sau đó 1-2 ngày sau thì chuyển thành màu vàng và khô héo hoàn toàn (được minh họa ở H1, H2). Ở những cây có bản lá to thì còn thấy những gân lá ở phía dưới cũng bị héo. Mặc dù các lá có thể héo và chết nhưng các dây (thân) vẫn xanh. 

H1 H2

Bên trong thân cây bị bệnh các mô của bó mạch chuyển thành màu nâu vàng (H3). Sau đó xuất hiện những vạch màu đen trong những bó mạch này. Cuối cùng cả vỏ và những bó mạch chuyển màu nâu đen (H4). Khi cắt ngang thì có dịch trắng đục tiết ra. Ở những cây này rễ bị chết.

H3 H4

1.2 Nguyên nhân

Bệnh gây hại bởi vi khuẩn ban đầu có tên là Bacillus solanacearum. Sau đó đổi thành Pseudomonas solanacearum trong một thời gian dài. Nhưng gần đây (1972) lại đổi lại là Ralstonia solanacearum.

1.3 Phát sinh gây hại

Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong tàn dư, trong đất với thời gian dài. Nó được phát tán nhờ nước, các công cụ làm đất và thậm chí gia súc chăn thả.

Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương hoặc khí khổng. Nhiệt độ thích hợp là 24-35oC.

Độ ẩm đất và thời kỳ ẩm ướt kéo dài là điệu kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhiễm và gây hại. Độ pH thấp cũng là môi trường thích hợp cho sự tồn tại của vi khuẩn. Chúng phát triển mạnh trên các chân đất cát, giàu mùn, sét, than bùn.

Vòng đời của vi khuẩn này được mô tả như sau (H5):

Sau khi tồn tại trong tàn dư (1) vi khuẩn xâm nhập vào cây chủ qua các vết thương, đỉnh rễ chính và các rễ con (2). Từ đây được vận chuyển đi các vị trí khác nhau của cây chủ nhờ bó mạch dẫn (3). Trong thân cây chủ, chúng phát triển về số lượng và gây ra triệu chứng héo lá (4). Sau khi cây chủ chết, vi khuẩn tồn tại trong tàn dư hoặc được giải phóng ra ngoài đất, ở đó sẽ được phát tán nhờ môi trường nước.

Biện pháp canh tác

Chế độ luân canh nếu có thực hiện thì phải kéo dài > 5 năm vì vi khuẩn có thể tồn tại trong đất đến 6 năm.

Lựa chọn thời vụ không thích hợp cho vi khuẩn phát sinh và phát triển (nhiệt độ, độ ẩm đất, mưa,…). Lựa chọn những chân đất pha sét có độ pH cao (6-6.5) để hạn chế điều kiện tối thích của vi khuẩn.

Tiến hành xen canh với những cây trồng khác.

Hạn chế mức tổn thương rễ khi trồng cây con.

Phát hiện kịp thời nguồn bệnh đầu tiên xuất hiện và tiến hành tiêu hủy.

Sử dụng các chế phẩm có vi sinh vật đối kháng.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)

D.A.M

Tài liệu tham khảo