Giới thiệu chung
Triệu chứng đầu tiên là các đốm nhỏ mầu vàng hoặc mầu huyết dụ trên lá sau đó chuyển dần sang mầu xanh tối. Khi vết bệnh có kích thước từ 0,3 đến 1,2cm, mặt trên của của vết bệnh lõm xuống, nhãn bóng. Vết bệnh ở mặt lá dưới phồng lên, trên vết bệnh đươc phủ một lớp nấm có mầu xám trắng đến xám. Sau một thời gian khoảng 5-7 ngày, vết phồng, vỡ ra và giải phóng một lớp bào tử nấm mầu trắng hoặc hồng nhạt. Sau khi các vết phồng vỡ, vết bệnh chuyển thành màu nâu, lá chè bị co rúm. Bệnh làm giảm năng suất, chất lượng và làm chậm quá trình sinh trưởng của các lứa chè tiếp theo.
Bệnh cũng gây hại trên thân và cành non. Đầu tiên vết bệnh cũng có đốm mầu xanh vàng, sau đó phát triển thành vòng xung quanh thân. Phần vết bệnh hơi sưng lên, sau đó chuyển sang mầu xám do vết bệnh vỡ ra và bào tử được giải phóng. Nấm cũng gây hại trên chồi, búp nhưng không gây ra triệu chứng rõ ràng.
1.2 Nguyên nhân
Bệnh phồng lá chè gây ra do loài nấm Exobasidium vexans, thuộc họ Exobasidiaceae, bộ Exobasidiales, lớp phụ 2 Homobasidiomycetes của lớp nấm đảm Basidiomycetes. Thuộc nhóm nấm đảm, nhưng nấm này không hình thành quả thể, đảm đơn bào xếp thành lớp xốp từng cụm dưới phần mô bị bệnh tạo thành một lớp nấm phủ màu trắng. Bào tử nấm đơn bào, không màu.
1.3 Phát sinh gây hại
Bệnh phồng lá chè phát sinh, gây hại ở ngưỡng nhiệt độ từ 15-20o C, ẩm độ cao trên 90% và nhất là có sương mù hoặc mưa phùn kéo dài trên 10 ngày.
Vào mùa xuân bệnh thường phát triển từ cuối tháng 2 đến đâu tháng 5, mùa thu vào cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 ở các tỉnh phía Bắc và trong mùa mưa ở vùng chè thuộc tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai. Khi nhiệt độ không khí cao trên 25o C, nắng nhiều, ẩm độ không khí thấp không thuận lợi cho nấm ký sinh và gây bệnh.
Những nương chè trồng ở độ cao 600-700 mét so với mặt biển, bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn.
Những nương chè quản lý không tốt, cỏ dại nhiều, khuất gió và nhiều cây che bóng bệnh phát sinh và gây hại nhiều hơn.
Nương chè bón nhiều phân đạm và trồng bằng các giống chè có bản lá to, bệnh gây hại nặng hơn.
Biện pháp canh tác
Tiến hành đốn phớt và đốn đau định kỳ theo hướng dẫn của từng địa phương để tạo sự thông thoáng trên nương chè.
Hạn chế bón quá nhiều phân đạm và không cân đối NPK.
Vệ sinh nương chè như diệt cỏ dại tạo độ thông thoáng trong nương chè.
Khi phát hiện thấy có bệnh xuất hiện cần hái hết các lá bệnh mang đi tiêu hủy.
Biện pháp thuốc BVTV
Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.
(Liên hệ với chúng tôi)