Gỉ sắt

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Bệnh gây hại ở mặt dưới của lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng nhạt giống với giọt dầu, sau đó những chấm này sẽ lớn dần 2 – 3 mm và xung quanh vết bệnh có quầng mầu vàng. Điều kiện thuận lợi vết bệnh phát triển đến 8 – 10 mm. Vết bệnh thường có hình tròn hoặc hơi ô van và xuất hiện những lớp bột màu cam ở mặt dưới của lá. Lớp bột này chính là bào tử hè (hạ bào tử) của nấm gỉ sắt hại cà phê.

Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành từng “đám cháy” trên lá. Cây bị bệnh nặng thì tất cả các lá bị rụng dẫn đến năng suất và chất lượng cà phê bị giảm nghiêm trọng.

Bệnh gỉ sắt trên cà phê chè

1.2 Nguyên nhân 

Bệnh gỉ sắt cà phê do nấm Hemileia vastatrix B & Br gây ra. Đây là loài nấm chuyên tính và hiện nay có tới 32 chủng sinh lý của nấm gây hại trên cây cà phê. Bào tử nấm gây bệnh có hại dạng; Hạ bào tử (Uredospores – hay còn gọi là bào tử hè) và đông bào tử (Teliospores hay Teleutospores). Hạ bào tử có mầu vàng trên vết bệnh và thường xuất hiện và quan sát thấy trên vết bệnh gỉ sắt hại cà phê trên các giống đang được gieo trồng ở nước ta. 

Hạ bào tử có hình múi bưởi, phần lõm nhẵn, phần lồi thường có nhiều gai. Kích thước bào tử hè từ 16 – 18µm x 25 – 41µm. Đông bào tử có dạng hình chùy, có một vách ngăn, kích thước 22-28µm x 19 – 23µm. Đông bào tử thường chỉ quan sát được ở những nước trồng cà phê có mùa đông lạnh.  

Hạ bào tử Đông bào tử Vết bệnh gỉ sắt và lớp hạ bào tử có mầu vàng

1.3 Phát sinh gây hại 

Ở nước ta hạ bào tử là nguồn lây lan và phát tán bệnh trên vườn cà phê. Nhiệt độ thuận lợi cho nấm ký sinh và gây hại từ 20oC - 26oC và ẩm độ trên 85%. 

Hạ bào tử lây lan theo gió, nước mưa, côn trùng … từ cây này sang cây kia, từ vườn này sang vườn kia và cả một vùng trồng cà phê.

Bệnh gỉ sắt thường có thời gian phát sinh và gây hại khác nhau trên các vùng trồng cà phê chủ yếu ở nước ta. Ở các tỉnh vùng tây bắc như: Điện Biện, Sơn La bệnh thường có hai cao điểm vào tháng 3 – 4  và tháng 9 – 10. Ở các tỉnh Tây Nguyên, bệnh gỉ sắt cũng có hai cao điểm là vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5) nhưng gây hại nặng hơn vào tháng 7 – 9. Còn ở vùng cà phê chè tại Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bệnh gây hại chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 4.

Bệnh gỉ sắt thường gây hại nặng hơn trên giống cà phê chè (Arabica) như: Bourbon, Typica… rồi đến các giống cà phê vối (Robusta) và cà phê mít hầu như không bị bệnh.

Vườn cây cà phê được che bóng, mật độ trồng cao và tán lá phía dưới thường bị bệnh nặng hơn.

Trên đất nghèo dinh dưỡng, pH đất thấp, bón nhiều phân đạm bệnh thường nặng hơn.

Biện pháp canh tác

Trồng cây chắn gió xung quanh vườn cà phê.

Trồng mới bằng các giống cà phê kháng bệnh, đặc biệt với cà phê chè nên trồng các giống: Catimor, Catura … chống chịu với bệnh.

Trong quá trình chăm sóc  cần chú ý tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, bón phân cân đối để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)