Rệp sáp

Giới thiệu chung

Rệp sáp là một trong các dịch hại nguy hiểm trên cà phê. Chúng gồm nhiều loài như: 

Rệp vẩy xanh (Coccus viridis)

Rệp vẩy nâu (Sassetia hemisphaerica)

Rệp sáp hại quả, hại gốc (Pseudococus sp)

Rệp sáp hai đuôi (Pseudococus sp)

1.1 Triệu chứng, mức độ hại

Các loại rệp hại thân, lá, quả chích hút các bộ phận khí sinh nhất là các phần non: lá non, chồi non, quả non làm các bộ phận này phát triển kém, cành lá vàng, quả rụng. Các loài rệp sáp được bao bọc bằng một lớp sáp, khi bị rệp nặng lớp sáp này có thể bao phủ cả thân, cành, quả cà phê làm các bộ phận này không thể phát triển được. Chất thải do rệp tiết ra là môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển bao phủ trên mặt lá làm hạn chế khả năng quang hợp của cây.

Rệp sáp hại rễ chích hút ở phần cổ rễ và rễ cà phê. Chúng thường tấn công ở cổ rễ trước từ đó lan dần ra các rễ tơ và rễ thứ cấp. Rệp sáp kết hợp với nấm Polyporus sp. tạo ra một bộ phận gọi là măng sông bao quanh rễ cây, trong các măng sông này rệp sinh sống và chích hút rễ cây làm rễ cây không phát triển. Rệp sáp chích hút tạo ra nhiều vết thương trên rễ và các loài nấm gây hại dễ dàng xâm nhập gây hiện tượng thối rễ. 

Trong năm 1992 nhiều nông trường đã phải thanh lý hàng trăm ha vì rệp sáp.

1.2 Nhận dạng

Các loài rệp sáp cơ thể thường được bao bằng một lớp sáp. Lớp sáp này có thể dính liền hoặc tách rời với cơ thể của rệp. Lớp sáp này còn ngăn cản không cho thuốc tiếp xúc với rệp gây nhiều khó khăn trong việc phun thuốc phòng trừ.

Rệp vẩy xanh (H1), rệp vẩy nâu (H2), rệp sáp hại quả, hại gốc (H3), rệp sáp hai đuôi (H4).

1.3 Sinh vật học

Đa số các loại rệp khi trưởng thành đều không di chuyển được (ngoại trừ rệp sáp hai đuôi hay gọi là rệp nhảy), rệp con di chuyển được nhưng cũng không xa.

Vòng đời rệp vẩy xanh từ 42 - 57 ngày.

Vòng đời rệp sáp từ 30 - 40 ngày, một con trưởng thành trong vòng đời có thể đẻ 500 trứng. Giai đoạn từ trứng đến rệp non chỉ từ 5 - 7 ngày.

Rệp sáp thường đẻ trứng còn rệp sáp hại rễ đẻ con. 

Rệp sáp là loài côn trùng ăn tạp có thể gây hại trên 2.000 loại cây trồng và cỏ dại.

1.4 Sự phát sinh phát triển

Rệp sáp phân bố ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Chất thải do rệp tiết ra là thức ăn của kiến, do đó nơi nào có rệp là có kiến, mặt khác kiến là nguồn lây lan của rệp. Kiến sẽ tha rệp từ nơi này sang nơi khác, kiến còn bảo vệ kiến khỏi sự tấn công của các thiên địch. Do đó nếu không có kiến rệp sẽ không phát triển được.

Các loại rệp vảy xanh, vảy nâu, rệp sáp hại gốc thường xuất hiện quanh năm. 

Rệp sáp hại quả thường xuất hiện từ sau khi ra hoa cho đến hết thu hoạch. Rệp sáp hại quả gây hại nặng trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa, đặc biệt là thời gian có các giai đoạn mưa nắng xen kẽ nhau. 

Số lượng rệp giảm hẳn giữa mùa mưa do mưa nhiều, ẩm độ không khí quá cao không thuận lợi cho rệp phát triển. 

Sau khi thu hoạch quả, rệp chuyển sang sống trong các cụm hoa chưa nở ở đầu cành và đẻ trứng ở đó, các trứng này sẽ nở thành rệp con sau khi cây được tưới nước và gây hại ngay từ giai đoạn đậu quả non.

Biện pháp canh tác

Cần phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh phát triển của rệp trên đồng. 

Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ để hạn chế sự phát triển của kiến. 

Biện pháp lợi dụng thiên địch

Khuyến khích sự phát triển của các loài nấm ký sinh và thiên địch bằng cách chỉ phun thuốc khi cần thiết và chỉ phun những cây nào có rệp.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết)

Kinh nghiệm của nông dân

1. Mới! Quản lý Rệp sáp hại cà phê bằng thuốc có cơ chế tác động hoàn toàn mới.