Thán thư

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng 

Nấm gây hại trên tất cả các bộ phận: cành, lá, chùm hoa và trên quả. Trên lá,bệnh thường gây đốm đen trên lá,các vết bệnh có thể liên kết tạo thành các “vết cháy” trên lá. Tuy nhiên phổ biến hơn là vết bệnh từ mép đầu lá, ban đầu thường là các vết đốm cháy nhỏ mầu nâu nhạt ở đỉnh của mép lá, sau đó ăn dần vào phiến lá tạo nên các vết khô trên lá và kèm theo các hạch nhỏ mầu đen trên vết bệnh.Thông thường trên vết bệnh thường quan sát thấy các vân mầu đen.  Ranh giới giữa vết bệnh và phần khoẻ của lá thường có một đường viền mầu nâu đậm và có quầng mầu vàng. 

Trên chùm hoa nấm thường xâm nhập vào cuống và gây rụng hoa, nhưng triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Chùm quả cũng thường xuất hiện bệnh. Bệnh có thể gây hại một vài quả trên chùm quả, cũng có thể làm khô một phần hoặc cả chùm quả. Quả bị bệnh ban đầu thường có mầu nâu sau đó chuyển mầu nâu đen. Quả bị bệnh thường khô trước khi chín và lép. 

Trên cành non vết bệnh ban đầu có mầu nâu nhạt, vết bệnh hơi lõm xuống, gianh giới giữa phần bệnh và phần khoẻ thường có đường viền mầu nâu và hơi nổi gờ. Cành bị bệnh nặng thường khô dần và lá, chùm hoa và quả không phát triển được. 

Bệnh thán thư Trên lá Trên quả

1.2 Nguyên  nhân 

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bào tử nấm không có vách ngăn, hình o van dài, bên trong bào tử thường quan sát thấy các giọt dầu dưới kính hiển vi. Kích thước 10 - 15 x 2,5 - 3 ųm.

Hình ảnh bào tử nấm thán thư hồ tiêu

1.3 Phát sinh gây hại 

Bệnh gây hại ở tất cả các vùng trồng tiêu trong cả nước. Nấm phát sinh và gây hại quanh năm. Điều kiện thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển.

Bệnh thán thư phát triểnthuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, và độ ẩm cao. Nấm bệnh tồn tại trên cây bị bệnh, tàn dư cây bệnh trong vườn.

Bào tử nấm gây bệnh lây lan theo gió và nước.

Vườn tiêu được trồng bằng “choái sống” như: cây lồng mức, keo, muồng…thường bị bệnh nhẹ hơn so với vườn dùng “choái chết” như: trụ bê tông, trụ gạch.

Biện pháp canh tác

Sử dụng “choái sống” như: cây lồng mức, keo, muồng…làm trụ đỡ cho cây tiêu, trụ sống điều hòa tiểu khí hậu nhất là che bóng cho tiêu trong mùa khô.

Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch: Cắt cành, lá bị bệnh, thu gom và tiêu hủy. 

Chăm sóc và bón đầy đủ phân hữu cơ hoai mục, bón đủ và cân đối các loại phân vô cơ và các phân bón trung, vi lượng khác.

 

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)