Giới thiệu chung
1.1 Triệu chứng
Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Ban đầu cây bị bệnh thường có triệu chứng vàng lá từ từ, vàng từ gốc lên ngọn. Sau đó quan sát thấy cả trụ tiêu chuyển mầu vàng nhạt trong khi các trụ tiêu khác còn xanh. Cây bị bệnh thường ít hoa và đậu quả thấp. Trọng lượng hạt từ các cây bị bệnh giảm và chất lượng thấp. Thông thường cây tiêu có biểu hiện “vàng lá chết chậm” bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi. Hiện tượng còi cọc và vàng lá thường duy trì 2-3 năm rồi cây mới bị chết. Các rễ tơ thường bị thối đen ngay cả trong mùa mưa.Trên rễ cây bị bệnh thường quan sát thấy có nhiều u sưng hoặc trên rễ có nhiều vết thâm đen do tuyến trùng gây ra. Về sau các rễ này bị thâm đen lan đến các rễ chính và cổ rễ chính của cây tiêu cũng bị chuyển mầu nâu nhạt đến nâu đen.
Triệu chứng vàng lá chết chậm | Nhánh cây bị bệnh |
1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh “vàng lá chết chậm” là một dạng bệnh “phúc hợp” có nhiều tác nhân cùng tham gia. Cho đến nay người ta đã thống nhất nguyên nhân bao gồm: tuyến trùng gây u sưng - Meloidogyne incognita; Tuyến trùng ngoại ký sinh gây vết thương trên rễ - Pratylenchus sp.; Nấm Pythium sp. Gây thối rễ tơ; Nấm Fusarium oxysporum gây thối đen và khô rễ. Bào tử nấm Fusarium oxysporum có hại dạnh bào tử là bào tử lớn và bào tử nhỏ. Cả hai dạng này đều gây bệnh cho cây.
Bào tử lớn nấm Fusarium oxysporum | Bào tử nhỏ nấm Fusarium oxysporum | Nấm Pythium |
Tuyến trùng u sưng rễ hồ tiêu | Con cái tuyến trùng Meloidogyne |
1.3 Phát sinh gây hại
Bệnh gây hại quanh năm nhưng rõ ràng nhất vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa. Những trận mưa đầu mùa thường gây tình trạng úng tạm thời, làm kích hoạt nấm Pythium gây hại rễ tơ.
Đầu mùa mưa khi bộ rễ của hồ tiêu phát triển cũng đồng thời là điều kiện thuận lợi để tuyến trùng u sưng gây hại trên rễ và cũng là điều kiện thuận lợi để tuyến trùng gây thương như Pratylenchus di chuyển và gây hại trên rễ khi có nhiều nước tự do trong đất.
Sau khi tuyến trùng gây hại trong rễ nấm Fusarium có điều kiện thuận lợi để xâm nhập và gây hiện tượng thối đen trên rễ cả rễ non và rễ chính của cây.
Vườn hồ tiêu được bón phân hữu cơ tạo điều kiện làm nền cho vi sinh vât đối kháng tồn tại và phát triển và cũng là điều kiện tốt để giữ ẩm, giữ phân bón cho cây phát triển thường bị bệnh ít hơn.
Biện pháp canh tác
Trồng mới bằng cây giống và hỗn hợp làm bầu giống cũng không mang theo mầm bệnh như: tuyến trùng gây u sưng - Meloidogyne sp.; Tuyến trùng gây vết thương trên rễ - Pratylenchus sp.; Nấm Pythium sp., Nấm Fusarium sp. …. Để có cây giống không bị tuyến trùng cần bổ sung vào giá thể một phần khô dầu lạc, dừa hay mùn cây hoa Dã quì.
Trồng hom tiêu nông so với mặt bằng vườn tiêu và xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun ở gốc tiêu.
Xây dựng hệ thống thoát nước trên vườn tiêu nhất là không để nước mưa đọng trên vườn hoặc khoan các giếng tự thấm trên vườn.
Tăng cường bón phân hữu cơ ít nhất (7-10 kg/ trụ tiêu), phân hữu cơ vi sinh cho cây tiêu vào đầu mùa mưa để bổ xung hệ vi sinh vật đất, cạnh tranh và ức chế vi sinh vật và sinh vật gây bệnh.
Không xới xáo mặt đất vùng rễ cây để hạn chế làm tổn thương bộ rễ. Những nơi có điều kiện trồng cây lạc dại để che phủ đất cũng là biện pháp tốt cho cây tiêu phát triển. Trồng cây cúc Vạn thọ xung quanh gốc tiêu cũng có tác dụng hạn chế mật độ tuyến trùng trong đất.
Trồng cúc vạn thọ xua đuổi tuyến trùng
Biện pháp thuốc BVTV
Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.
(Liên hệ với chúng tôi)